Mặt trận mới của thương chiến Mỹ - Trung: Cáp viễn thông dưới biển

Các công ty Trung Quốc có vị thế mạnh trong những mạng lưới hạ tầng viễn thông thiết yếu nhất thế giới hiện nay – đường dây cáp internet dưới biển.

Mặt trận mới của thương chiến Mỹ - Trung: Cáp viễn thông dưới biển

Đường dây cáp quang dưới biển. Ảnh: AFP

Hầu hết liên kết dữ liệu toàn cầu đều được truyền qua đường dây cáp dưới biển và chỉ có 1% đi qua vệ tinh. Các công ty Trung Quốc đang tìm cách kết nối cáp dưới biển với các đảo quốc ở Thái Bình Dương.

Trong 378 đường dây cáp viễn thông dưới biển vận hành trên toàn cầu, có 23 đường dây nằm dưới Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nhiều đường dây cáp viễn thông dưới biển chạy qua các quốc đảo Thái Bình Dương thông qua các trung tâm như Los Angeles (Mỹ), Tokyo (Nhật Bản) và Singapore.

Theo Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên hợp quốc (UNESCAP), bất chấp lượng lớn dữ liệu đi qua đáy biển Thái Bình Dương, chỉ có nửa triệu trong 11 triệu người dân sống tại các đảo quốc Thái Bình Dương và Papua New Guinea kết nối với internet.

Giám đốc đơn vị công nghệ thông tin và giảm rủi ro thảm họa của UNESCAP – ông Tiziana Bonapace - cho biết các đảo quốc tại Thái Bình Dương vẫn là một trong những khu vực trên thế giới không được tiếp cận nhiều với internet.

Số lượng đường dây cáp viễn thông dưới biển đi vào hoạt động từ năm 2016 trị giá 2 tỷ USD, trong số này có 6 đường dây cáp viễn thông dưới biển kết nối các quốc đảo Thái Bình Dương.

Các tập đoàn viễn thông lớn của Trung Quốc như Huawei còn thành lập đơn vị chuyên về kết nối thông tin dưới đáy biển và đã triển khai hàng nghìn km đường dây cáp viễn thông. Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết nhiều công ty viễn thông quốc doanh Trung Quốc như China Unicom đã tiếp cận được các đường dây cáp xuyên Thái Bình Dương này.

Đường dây cáp viễn thông có tên Southern Cross Next do Spark, Verizon, Singtel Optus và Telstra sở hữu dự kiến kết nối trực tuyến từ năm 2022 và liên kết trực tiếp tới Fiji, Samoa, Kiribati và Tokelau.

Tại Papua New Guinea, dự án đối tác giữa công ty địa phương GoPNG và Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc đã cấp kinh phí cho hệ thống dây cáp viễn thông Kumul Domestic do Huawei xây dựng.

Việc Trung Quốc đầu tư mạnh vào đường dây cáp viễn thông dưới đáy biển đã gây chú ý. Bộ Tư pháp Mỹ đã ra quyết định ngưng một dự án đường dây cáp viễn thông gần hoàn thiện xuyên Thái Bình Dương bởi lo ngại về nhà đầu tư Trung Quốc của dự án này là Dr Peng Telecom & Media Group.

Bộ Tư pháp Mỹ lấy lý do vì an ninh quốc gia để ngưng dự án này, bất chấp nó được các tập đoàn lớn của nước này như Google và Facebook ủng hộ.

Lo ngại tương tự đã khiến đề xuất thành lập đường dây cáp viễn thông dưới biển kết nối giữa Vanuatu và Papua New Guinea của Huawei bị hoãn trong năm 2018.

Năm 2017, chỉ vài tháng sau khi công ty nhà nước của đảo quốc Solomon có tên Submarine Cable bắt tay với Huawei về đường dây cáp viễn thông dưới biển, Australia đã chi 67 triệu USD để kết nối Sydney với đảo quốc Solomon và Papua New Guinea.

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.