Mẹ đảm tiết lộ bí quyết làm mứt dừa non ngon xuất sắc vào dịp tết

Cách làm món mứt dừa non tốn nhiều thời gian và cần phải có sự kiên nhẫn, nhẹ nhàng nhưng khi ăn lại cực ngon.

Tết Nguyên Đán đúng chuẩn là ngày hội của những loại mứt. Bằng chứng là những ngày này, trên khắp mạng xã hội đã xuất hiện liên tục các post chia sẻ về món mứt. Mặc dù trong cuộc sống hiện đại, mứt được làm sẵn bày bán rất nhiều nhưng nhiều chị em vẫn lựa chọn tự làm mứt, vừa ngon lại đảm bảo an toàn.

Mới đây, chị Nguyễn Nhân (Hà Nội) đã đăng trong group Yêu bếp loạt hình ảnh về món mứt dừa và nhận được nhiều lượt quan tâm.

Mẹ đảm tiết lộ bí quyết làm mứt dừa non ngon xuất sắc vào dịp tết

Món mứt dừa do chị Nguyễn Nhân thực hiện.

Chị Nguyễn Nhân chia sẻ: "Mình thấy khá nhiều bạn làm mứt dừa non bị hỏng, sên mãi không kết tinh, sên khô rồi để 1 lúc là chảy nước, sên mứt bám quá nhiều đường khiến mứt bị ngọt, sên mứt quá khô ăn bị cứng, sên mứt lên màu không đẹp.

Với kinh nghiệm làm mứt dừa non mềm miếng to, mình sẽ chia sẻ cùng mọi người tất cả kinh nghiệm mình có được khi làm mứt dừa non dẻo mềm, không phải mứt bánh tẻ. Mứt nhà mình bao năm nay chưa từng có bất kỳ ai chê lấy 1 câu luôn, năm trước mua năm sau mua năm nay lại mua tiếp. Mua đi biếu, năm sau người được biếu dặn là phải mua đúng mứt nhà đó hoặc xin địa chỉ để mua bằng được".

Mẹ đảm tiết lộ bí quyết làm mứt dừa non ngon xuất sắc vào dịp tết
Mẹ đảm tiết lộ bí quyết làm mứt dừa non ngon xuất sắc vào dịp tết

Chị Nhân cũng chia sẻ thêm vì muốn cho gia đình được ăn đồ sạch ngon đảm bảo nên chị đã tự làm mứt dừa, sau bạn bè và mọi người thấy ngon nên chị quyết định bán. Mứt dừa làm không hề dễ bởi sên mãi mới kết tinh, khó khô mà khi sên xong để lại bị chảy nước như chưa sên, sên khô quá ăn cứng, dùng màu củ quả phải khéo léo mới lên màu đẹp.

Mẹ đảm tiết lộ bí quyết làm mứt dừa non ngon xuất sắc vào dịp tết

Dưới đây là công thức làm mứt dừa của chị Nguyễn Nhân, các bạn có thể tham khảo nhé!

Nguyên liệu:

- Cùi dừa bánh tẻ non, đường cát trắng, bột trà xanh, lá nếp tươi, hoa đậu biếc, chanh leo, thanh long tím, củ dền, bột cacao, lá cẩm tím, cà rốt, nước cốt nghệ tươi, hạt dành dành.

- 1kg cùi dừa đã sơ chế sạch sẽ, 350 - 400g đường (Chanh leo nên cho đường nhiều hơn để dễ kết tinh).

- Dụng cụ: nồi inox, chảo nhôm dày, chảo chống dính, cái xúc cán dài, đũa dài, dao thật sắc để thái dừa, thớt sạch...

Cách làm:

Dừa mua về rửa sạch, lựa thái miếng dài tầm 10cm - 12cm, bản dày 1/2cm, dừa mỏng quá thì thái bản to vuông 1 chút. Cố gắng lựa cách thái sao cho miếng dừa thẳng không bị quăn để khi sên không bị gấp lại dễ bị ướt. Nấu nồi nước sôi cho dừa vào chần sơ, có thể vắt ít nước cốt chanh vào, đổ dừa ra rửa 3 - 4 nước cho sạch dầu dừa. Để ráo rồi ướp đường đảo đều để đó.

Mẹ đảm tiết lộ bí quyết làm mứt dừa non ngon xuất sắc vào dịp tết
Mẹ đảm tiết lộ bí quyết làm mứt dừa non ngon xuất sắc vào dịp tết

Sên dừa lần 1: Sau khi tan đường, cho nồi dừa lên bếp (nếu cảm thấy lượng nước chưa đủ hãy cho thêm chút nước lọc vào). Đun dừa với lửa to bình thường, nhớ đảo ngay lúc đầu không là chỗ hạt đường dính ở đáy chưa tan dễ bén và bị cháy.

Sau khi dừa sôi 1 lúc thì tắt bếp, mở vung cho nguội rồi đậy lại bằng rổ thưa hay đậy vung mở hé ra. Để im nồi dừa như vậy khoảng 2 -3 giờ đồng hồ hoặc qua đêm nếu bạn làm buổi tối, đun dừa để nguội như vậy là dừa đã được đun chín, có thời gian ngậm đủ đường. Sau khi sên xong dừa rất mềm và hạn chế chảy nước.

Mẹ đảm tiết lộ bí quyết làm mứt dừa non ngon xuất sắc vào dịp tết
Mẹ đảm tiết lộ bí quyết làm mứt dừa non ngon xuất sắc vào dịp tết

Sên dừa lần 2: Sau khi dừa nghỉ đủ, cho dừa lên bếp đun với lửa bình thường, thi thoảng đảo cho đỡ bén. Cảm thấy nước cạn dần, dừa mềm mềm thì hạ lửa vừa đủ để đun, lúc này đường có vẻ keo nên chú ý đảo nhiều hơn.

Thấy nước dừa cạn hơn thì hạ lửa nhỏ, nhớ chú ý đảo nhiều, khi nào đường keo sền sệt thì hãy cho màu củ quả thật đậm đặc vào. Cho đậm 1 chút để khi đường trắng bông ra màu đủ tươi là được. Đảo dừa lửa nhỏ cho đến khi mứt lên nhiều hạt đường lấm tấm, khô ráo hẳn nước thì nhấc ra ngoài đi găng tay bật quạt chĩa thẳng vào nồi dừa, cứ như vậy đảo xốc lên cho đường bông ra.

Càng đảo đường càng bông hết ra ngoài, đến khi nào thấy đường bông ra hết, đường bột không còn ẩm nữa thì cho mứt ra khay để nguội. Có thể không cần bật quạt mà đảo trực tiếp trên bếp với lửa thật nhỏ là cũng thu được thành phẩm là những miếng dừa không bám đường, dẻo mềm.

Lý do đảo có quạt chính là nồi dừa đang nóng, đột ngột gặp gió lạnh, bao nhiêu đường ở giữa miếng mứt sẽ thi nhau bung ra hết. Cách này nhanh hơn cách đảo lửa bé trên bếp, mặt khác đường bung ra hết khiến miếng mứt khô ráo không có đường bám ăn rất nhạt.

- Cách làm màu củ quả và vào màu cho dừa

Mẹ đảm tiết lộ bí quyết làm mứt dừa non ngon xuất sắc vào dịp tết

Lá nếp rửa sạch để ráo cắt nhỏ, cho 1 phần lá nếp vào máy xay sinh tố với chút nước đủ để máy xay được nhuyễn. Đổ ra cái rây lọc lấy nước cốt đổ vào máy xay, tiếp tục cho 1 phần lá nếp chưa xay vào và lại xay tiếp. Cứ làm như vậy sẽ thu được cốt lá nếp đậm đặc, cho vào dừa lên màu rất đẹp. Muốn màu đẹp sáng thì nhớ là khi nào sên mứt hãy xay, cho cốt tươi đặc vừa xay xong vào thì màu mứt lên rất đẹp.

Chanh leo cắt đôi, 1kg cùi chỉ nên cho tầm 1.5 - 2 quả chanh leo, cho nhiều quá bị chua đảo rất khó kết tinh. Khi dừa cạn sệt thì cho cốt chanh leo cả hạt vào, không cần phải lọc hạt bởi vì khi đảo xong hạt rơi ra cùng đường. Muốn lên màu đẹp cho thêm 1 xíu nước cốt nghệ đậm đặc hoặc cốt hạt dành dành.

Hoa đậu biếc pha nước sôi thật đặc, bột cacao có thể cho trực tiếp vào hoặc pha đặc với nước sôi, bột trà xanh cũng pha nước sôi đậm đặc hãy cho vào.

Củ dền, cà rốt xay nhuyễn, thanh long dầm nhuyễn...tất cả lọc qua cái rây. Riêng các nguyên liệu này khi nào sên mứt gần kiệt nước mới sơ chế, cho vào mứt phải cho khi đường thật cạn, lửa thật bé nếu không màu sẽ thay đổi, chuyển sang màu xỉn rất khó tả.

Lá cẩm nên chọn lá cẩm tím, đun đặc kỹ và cũng cho vào khi sệt đường, lửa rất bé.

Mẹ đảm tiết lộ bí quyết làm mứt dừa non ngon xuất sắc vào dịp tết

Các lưu ý và cách chữa những vấn đề xảy ra khi sên mứt

- Mứt dừa bị chảy nước

Do đun lửa quá to, thái miếng dừa không đều nhau, miếng quá dày. Những miếng chảy nước toàn là miếng chưa khô hết, nó chảy sẽ ngấm sang miếng khác vì vậy thái dừa cũng quan trọng, thái đều miếng, những miếng nào dày nên thái mỏng hơn để đủ ngấm như những miếng kia. Chú ý cố gắng không nên đun lửa to quá mà hạ bớt lửa đun lâu hơn cho dừa ngấm đường mềm, trở nên trong không còn lõi cứng của dừa, cứ nhìn miếng nào vẫn còn màu trắng của miếng dừa là toàn chảy nước do chưa ngậm hết đường. Lúc gần cuối lửa nhỏ kiên trì đảo cho bông hết đường ra.

Nhấc xuống khỏi bếp vẫn đảo, tận dụng sức nóng của nồi đảo cho đường ở giữa miếng mứt thoát ra ngoài.

Cách chữa: Nếu còn đường bột thì cho vào cùng mứt, cho lên bếp bật lửa thật nhỏ đi găng tay thi thoảng đảo. Lúc này phải thật kiên trì nếu lửa to 1 chút, miếng mứt quá nóng, đường chảy ra sẽ khiến miếng mứt ướt thêm hoặc sẽ bị bén nồi cháy khét. Cứ đi qua đi lại thi thoảng đảo cho nó ráo ráo bông đường ra là được.

Dừa không kết tinh được, càng đảo càng khô cứng, lý do là ướp ít đường quá hoặc lửa to quá thành ra có món dừa ướp đường sên khô cứng nhắc. Hãy đem dừa ra rửa sạch, để ráo, ướp lại như từ đầu và sên bình thường.

Đừng đảo mứt quá khô vì khi để nguội nó bay hớt hơi nóng và độ ẩm đi, dừa sẽ rất cứng. Hãy tận dụng sức nóng của nồi và chảo dày, để lửa thật bé mà đảo, 1 lúc thì cho ra ngoài đảo cho nó không bị bén và vón đường, cảm thấy còn ẩm có thể cho lên bếp đảo thêm 1 lúc. Cứ làm vài lần là nhìn quen sẽ biết lúc nào cần phải dừng lại không đảo nữa.

Mẹ đảm tiết lộ bí quyết làm mứt dừa non ngon xuất sắc vào dịp tết

- Khi sên thấy miếng dừa bị gấp khúc nhớ lật ra, vì chỗ gấp đó hay bị ướt, để lâu sẽ ướt sang các miếng khác và mứt nhanh mốc.

- Hoa củ quả tươi lên màu đẹp hơn đã phơi khô, cố gắng có được nguyên liệu tươi là tốt nhất.

- Sên mứt màu trắng, hồng, tím, dùng đường trắng, các màu còn lại như cacao, cafe dùng đường chưa tẩy là đường vàng.

- Mứt dừa nguyên bản không pha màu muốn trắng hãy kiên trì sên lửa thật bé, thật bé.

- Sấy dừa: Nếu sấy thì dùng lò chuyên dụng nhiệt thấp, nhiệt sấy tầm 50 - 60 độ.

- Nếu cảm thấy không yên tâm vẫn sợ mứt chảy nước, thì sau khi mứt nguội hẳn cho mứt vào nồi hoặc chảo dày đảo lửa thật nhỏ trong 10 - 15 phút rồi hong ra nguội cất đi là được.

Theo Emdep.vn

Đọc thêm

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Nước muối, nước vo gạo, chanh và giấm... là những loại có thể giúp các bà nội trợ chế biến để thịt cá không còn tanh, giúp món ăn ngon hơn.
13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền.
Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Triệu chứng ung thư ruột non ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường, dẫn tới việc bệnh nhân khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Rau củ là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ bảo vệ cơ thể ngăn ngừa một số bệnh như tim mạch, đái tháo đường. Mùa thu là mùa có rất nhiều loại rau thơm ngon, giàu dinh dưỡng chúng ta không nên bỏ lỡ.
Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Tham vọng nuôi con tài giỏi cả kiến thức lẫn kỹ năng sống khiến nhiều phụ huynh hy sinh mọi nguồn lực, trong đó có sức khỏe, lâu dần dẫn đến kiệt sức và mắc bệnh tâm lý.
Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.
10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Chấp nhận sự thật của con cái

Chấp nhận sự thật của con cái

Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.
6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ suốt đời và nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại bệnh như tim mạch, tiểu đường có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.
Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Táo chứa nhiều dinh dưỡng thậm chí ăn táo mỗi ngày còn được coi là 'không cần gặp bác sĩ'. Tuy nhiên, hãy chú ý đến nhược điểm của quả táo để biết nên ăn táo thế nào tốt cho sức khỏe.
Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đề xuất cha mẹ nên trì hoãn việc cho trẻ sử dụng smartphone cho đến khi trẻ 14 tuổi. Với mạng xã hội, cột mốc này là 16 tuổi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tránh xa điện thoại?
Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Nhiều người cho rằng rau quả đông lạnh ít dinh dưỡng hơn rau tươi, nhưng trên thực tế cả hai loại đều chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự nhau. Thậm chí đông lạnh đúng cách còn giúp tránh thất thoát dinh dưỡng trong rau quả sau khi thu hoạch.