Một thôn của Hà Tĩnh được chọn thí điểm phát triển du lịch

(Baohatinh.vn) - Mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa và cây trồng bản địa theo hướng phát triển xanh, bền vững tại thôn Làng Chè (xã Sơn Kim 2, Hương Sơn, Hà Tĩnh) được Bộ NN&PTNT đưa vào danh mục thí điểm thuộc chương trình phát triển du lịch nông thôn, giai đoạn 2021-2025.

Một thôn của Hà Tĩnh được chọn thí điểm phát triển du lịch

Du khách trải nghiệm thu hái chè tại thôn Làng Chè, xã Sơn Kim 2

Mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa và cây trồng bản địa theo hướng phát triển xanh, bền vững tại thôn Làng Chè là 1/6 mô hình được Bộ NN&PTNT đưa vào danh mục thí điểm thuộc chương trình phát triển du lịch nông thôn, giai đoạn 2021-2025.

Dự kiến tổng kinh phí triển khai mô hình tại thôn Làng Chè là 14,6 tỷ đồng.

Mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa và cây trồng bản địa theo hướng phát triển xanh, bền vững nhằm từng bước xây dựng thôn Làng Chè, xã Sơn Kim 2 thành khu du lịch cộng đồng, góp phần phát triển du lịch miền núi Hương Sơn.

Một thôn của Hà Tĩnh được chọn thí điểm phát triển du lịch

Lãnh đạo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương khảo sát mô hình du lịch sinh thái cộng đồng gắn bảo tồn văn hóa và cây trồng bản địa theo hướng phát triển xanh, bền vững với thôn Làng Chè.

Xây dựng được các tour tuyến du lịch tham quan, trải nghiệm, các dịch vụ vui chơi giải trí tại vùng nguyên liệu chè, chụp hình tại đồng chè Tiền Phong; dịch vụ homestay kết hợp trải nghiệm trồng, thu hái chè búp tươi, vườn chè bậc thang, câu cá, nuôi gà, ngâm tắm nước nóng; phát huy các lợi thế về tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng, tạo điều kiện hình thành và phát triển các dịch vụ nhà hàng, khách sạn và dịch vụ homestay.

Mô hình liên kết giữa cộng đồng và các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong đó người dân, cộng đồng là chủ thể tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động du lịch như các mô hình chăn nuôi hươu, dê, ong, câu cá, đồi chè, dịch vụ homestay tại các hộ thuộc thôn Làng Chè.

Một thôn của Hà Tĩnh được chọn thí điểm phát triển du lịch

Tại thôn Làng Chè, xã Sơn Kim 2 có nhiều hồ đập là điều kiện lý tưởng để thu hút du lịch với các hoạt động trải nghiệm câu cá, chèo thuyền.

Thông qua mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa nhằm đánh thức những giá trị của cộng đồng địa phương, bảo tồn giá trị văn hóa tốt đẹp, góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường...

Từ đó, tạo sự đa dạng về sản phẩm du lịch, tăng cường thu hút du khách, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.