Mưa lũ gây ngập lụt 1.519 hộ dân, hư hại nhiều công trình thủy lợi

(Baohatinh.vn) - Thông tin vừa được ông Ngô Đức Hợi - Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng thống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Hà Tĩnh chia sẻ với PV Báo Hà Tĩnh điện tử vào cuối giờ chiều nay (10/10).

mua lu gay ngap lut 1 519 ho dan hu hai nhieu cong trinh thuy loi

Giao thông bị chia cắt từ đầu giờ sáng 10/10 khiến người dân Lộc Yên (Hương Khê) phải dùng thuyền để đi lại. Ảnh: Đức Quyền

Báo cáo mới nhất về công tác triển khai đối phó với áp thấp nhiệt đới cho biết thêm, toàn tỉnh đã có 16 xã bị ngập các trục đường liên thôn, liên xã với độ sâu từ 1,2 - l,5m. Trong đó Hương Khê có các xã: Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Lộc Yên, Hương Thủy, Hương Giang, Gia Phố, Phương Điền, Phương Mỹ; Vũ Quang có các xã: Đức Giang, Đức Bồng; thị trấn Nghèn thuộc huyện Can Lộc; xã Thạch Đài thuộc huyện Thạch Hà; các xã Đức An, Đức Lập, Đức Dũng thuộc huyện Đức Thọ.

mua lu gay ngap lut 1 519 ho dan hu hai nhieu cong trinh thuy loi

Nước ngập băng Tỉnh lộ 6 đoạn xã Khánh Lộc (Can Lộc). Ảnh: Đạt Võ

Có 1.519 hộ bị ngập từ 0,3 - 0,5m, trong đó huyện Hương Sơn 90 hộ (các xã Sơn Tiến, Sơn Giang); huyện Can Lộc có 906 hộ (các xã Trung Lộc, Khánh Lộc, Vĩnh Lộc Son Lộc, Gia Hanh); huyện Nghi Xuân 180 hộ (các xa Xuân Giang 2, Xuân Viên); huyện Đức Thọ có 343 hộ (các xã Đức An, Đức Lập, Đức Dũng).

mua lu gay ngap lut 1 519 ho dan hu hai nhieu cong trinh thuy loi

Nước tràn vào nhà dân ở Đức Dũng (Đức Thọ). Ảnh: Đức Thiện

Thiệt hại bước đầu về nhà ở đều trên địa bàn Hương Sơn, trong đó ông Hồ Văn Thân (xã Sơn Lĩnh) bị sập 1 nhà chính, ông Lê Văn Lợi (xã Sơn Giang) bị sập 1 nhà ngang;

Về hoa màu, mưa lũ làm ngập úng và hư hỏng 301 ha cây hoa màu, trong đó huyện Vũ Quang 5ha (xã Đức Lĩnh 2 ha, xã Sơn Thọ 3ha), huyện Can Lộc 276 ha (Vượng Lộc 42ha, Thiên Lộc 120ha, Thuần Thiện 55ha, Gia Hanh 50ha, Khánh Lộc 5ha, Sơn Lộc 8,7 ha, Trung Lộc 4ha, Thượng Lộc Kha), huyện Đức Thọ 20 ha (xã Đức Lập 10ha, xã Đức Lâm 5ha, xã Đức Dũng 5ha).

Về thủy sản, nước gây ngập 211 ha thủy sản nước ngọt, trong đó huyện Can Lộc 132 ha, huyện Đức Thọ 79 ha.

mua lu gay ngap lut 1 519 ho dan hu hai nhieu cong trinh thuy loi

Vỡ đập Cố Châu ở Can Lộc. Ảnh: Mạnh Hà

Về công trình, vỡ đập dâng Cố Châu (xã Gia Hanh, huyện Can Lộc) trôi sạt với khối lượng khoảng 810m3 đất, làm xói lở mố cầu Cá Gáy; vỡ 250m tuyến kênh tưới 19/5 xã cẩm Phúc; sập 1 mố cầu Lạch (xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên).

Mưa lũ cũng làm ướt 16 tấn lúa; trôi 1.500 con gia cầm tại xã Đức An; hư hỏng 256.000 viên gạch mộc (huyện Đức Thọ).

Để phòng tránh lũ quét, sạt lở đất, các địa phương đã tổ chức di dời 212 hộ/838 nhân khẩu dân đến nơi trú tránh an toàn, trong đó huyện Kỳ Anh 152 hộ/600 nhân khẩu; huyện Hương Sơn sơ tán 59 hộ/237 nhân khẩu; huyện Vũ Quang 1 hộ (tại xã Son Thọ).

Chủ đề Tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa bão

Chủ đề Hạn hán - Thiên tai

Đọc thêm

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.