Mùa thu hoạch mật ong ở Hương Sơn

(Baohatinh.vn) - Người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang vào vụ thu hoạch mật ong. Những mẻ mật ngọt thơm mang hương vị núi rừng đã trở thành thương hiệu đặc trưng của mảnh đất này.

z5393724037366_aca309d35cb7afe7035aee70d4a2c8c7.jpg
Là huyện miền núi, Hương Sơn có diện tích đồi núi rộng lớn với bạt ngàn các loại hoa cỏ tự nhiên cho phấn hoa chất lượng nên thuận lợi cho nghề nuôi ong lấy mật phát triển. Vì thế, người dân nơi đây đã tập trung phát triển đàn ong, áp dụng tốt các kỹ thuật nuôi và lấy mật, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, từ đó mang lại nguồn thu nhập khá, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo.
z5393723948251_7264b6643cc97222b4085dc9d4b77958.jpg
z5393724022890_1b68b935154c3c906ab9393e1051cf2a.jpg
z5393723983535_c2cce5cd890b36e7e5978522e55d1288.jpg
Tại HTX Mật ong Cường Nga (thôn Đồng Tiến, xã Quang Diệm), thời gian này, việc thu hoạch mật ong nhanh chóng được thực hiện từ mỗi buổi sáng sớm, bởi đây là thời điểm đảm bảo mật có chất lượng tốt nhất. Trước khi thu hoạch, người nuôi ong thường mặc áo và mũ bảo hộ để đảm bảo an toàn. Đồng thời, dùng khói nhằm xua đàn ong trong lúc lấy mật.
z5397167493850_333738c2fac569dc0c040ab36c87e1af.jpg
Ông Nguyễn Văn Cường - Giám đốc HTX Mật ong Cường Nga cho biết: “HTX hiện có 18 thành viên với gần 1.700 đàn ong. Năm 2019, sản phẩm mật ong của HTX đã được công nhận OCOP 3 sao, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ khắp cả nước, mang lại nguồn lợi kinh tế khá cao cho bà con. Sản phẩm của chúng tôi là mật ong nguyên chất, có hương vị ngọt thơm của các loài hoa rừng, được sản xuất, chế biến theo quy trình khép kín đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm”.
z5393724054469_553c6e524fdc1dec1c0193e3350045c2.jpg
z5393724005718_d32de9ff010cf5c00342c86ffc49a93d.jpg
Theo người nuôi ong ở Hương Sơn, nếu ong được chăm sóc tốt, đảm bảo chất lượng mật khai thác thì mỗi đàn ong sẽ cho thu hoạch khoảng 12-14 lít mật/mùa. Hiện nay, giá bán mật ong dao động từ 250 - 270 nghìn đồng/lít (tùy vào chất lượng mật).
z5393724119290_d84355148a45db65ba6a271f8455727f.jpg
z5393724137139_4682bd596263f768b19ecf3a44ba13cc.jpg
Mùa mật ong năm nay, ông Lê Khánh Ngọc (thôn Yên Long, xã Quang Diệm) hết sức vui mừng vì 50 đàn ong của gia đình đã mang lại sản lượng mật khá lớn, đem lại nguồn thu nhập tốt cho gia đình. Ông Ngọc chia sẻ: "Năm ngoái, 50 đàn ong của gia đình đã cho gần 600 lít mật. Với giá bán khoảng 250 nghìn đồng/lít, gia đình thu về hơn 150 triệu đồng. Ngoài ra, việc bán ong giống và dụng cụ nuôi ong cũng đem lại nguồn thu nhập khá cho gia đình”.
z5393724153947_31c9438f7c6fa324fd053f6aed3ab58b.jpg
Sở hữu 200 đàn ong, gia đình chị Nguyễn Thị Mỹ Ngân (thôn Cây Thị, xã Sơn Tây) luôn tất bật với việc thu hoạch mật vào mỗi buổi sáng sớm. Chị Ngân cho biết: "Nghề nuôi ong lấy mật không quá vất vả, lại có thu nhập ổn định nên tôi và người nuôi ong ở huyện Hương Sơn yên tâm gắn bó với nghề. Riêng năm ngoái, 200 đàn ong của gia đình đã cho thu hoạch gần 2.400 lít mật. Đến thời điểm này, gia đình đã thu hoạch được gần 1.000 lít mật và sẽ tiếp tục thu hoạch trong thời gian tới".
z5394910700724_e167c8b7d385773f5e88adf327fced73.jpg
Thời tiết ở Hương Sơn đang vào giai đoạn nắng nóng, nền nhiệt cao nhưng đàn ong vẫn chăm chỉ, cần mẫn tìm phấn hoa, kết tinh những giọt mật thơm ngon. Còn người nuôi ong ở Hương Sơn cũng đang tập trung chăm sóc đàn ong, kỳ vọng một mùa bội thu mật ngọt.
z5397005390001_fa7b5e9a9e0093a72e90f84a8e04c7cf.jpg
z5393724187617_83b02135e8ff27c1b7e7a8f2bd1539e0.jpg
Với những giọt mật thơm ngon, chất lượng, sản phẩm mật ong Hương Sơn đã nhận được sự tin dùng của khách hàng gần xa.

Toàn huyện Hương Sơn có gần 4.600 hộ nuôi ong với gần 21.500 đàn, tập trung nhiều ở các xã: Quang Diệm, Sơn Phú, Sơn Tây, Sơn Hồng, Sơn Lâm... Mùa thu hoạch mật năm nay, toàn huyện ước thu về khoảng 200 tấn mật ong. Mật ong được mùa, giá cả và sức tiêu thụ khá ổn định đã đem lại nguồn thu nhập khá cho người nuôi ong. Đây là tín hiệu vui về một vụ mùa thắng lợi, khẳng định thương hiệu và chất lượng của mật ong Hương Sơn.

Ông Trần Quang Hòa

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn

Video: Quy trình khai thác mật ong Hương Sơn.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.