(Baohatinh.vn) - Thời điểm này, người nuôi ong ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang phấn khởi bước vào vụ thu hoạch mật trong niềm vui được mùa.
Gia đình ông Trần Viết Châu (SN 1958) là một trong những hộ nuôi ong lâu năm tại thôn Hoa Thị (xã Thọ Điền). Nghề nuôi ong đã giúp gia đình ông có cuộc sống ổn định. Theo ông Châu, tuỳ theo từng thời điểm mà thời gian khai thác mật ong sẽ thay đổi, nếu ong khỏe chăm hút mật thì khoảng 8 ngày là có thể thu hoạch, nhưng cũng có đàn mất tới 15 ngày.
Với đặc thù là huyện miền núi, Vũ Quang có nhiều lợi thế để phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Thời gian này, người nuôi ong ở Vũ Quang đang bước vào mùa thu hoạch mật chính vụ. Cùng với việc đầu tư kỹ thuật và mở rộng quy mô, nghề nuôi ong tại địa phương đang ngày càng phát triển, mang về nguồn thu khá cho bà con. Ông Châu cho biết: “Gia đình tôi hiện nuôi 45 đàn ong, bình quân mỗi năm thu về khoảng 5 tạ mật. Năm nay, các loài hoa nở rộ giúp ong có nguồn phấn dồi dào để làm mật. Từ cuối tháng 3 đến nay, gia đình tôi đã thu hoạch được 50 lít mật. Đang đầu mùa nên mật bán khá được giá, 250 nghìn đồng/lít. Tôi hy vọng những ngày tới mật sẽ tăng giá và sức tiêu thụ tốt để bà con có thêm thu nhập”.
Với ông Châu, việc nuôi ong không khó nhưng đòi hỏi phải yêu nghề, kiên trì và phải có vốn kiến thức về đặc tính sinh trưởng của loài ong. Bởi, ong có đặc tính bầy đàn rất cao và nhạy cảm với các tác động của ngoại cảnh như thời tiết, ánh sáng và nhiệt độ. Nếu không biết cách chăm sóc thì hiệu quả sẽ thấp. Những chai mật được ông Châu đóng cẩn thận sau khi thu hoạch. Đang vào chính vụ nên những ngày này, bà Thái Thị Toàn (SN 1960, trú tổ dân phố 3, thị trấn Vũ Quang) luôn đều tay bên những đàn ong. Bà Toàn cho hay, gia đình bà đang thu hoạch lứa mật ong chính vụ đầu tiên trong năm, ước tính 50 đàn ong sẽ thu về hơn 60 lít mật chất lượng cao. Bà Toàn phấn khởi cho biết: “Nuôi ong không khó, lợi nhuận cao nên gia đình tôi rất yên tâm khi gắn bó với loài vật nuôi này. Năm nay, chúng tôi hy vọng thời tiết sẽ thuận lợi để các loài cây ra hoa nhiều, giúp ong tiết mật đều. Năm ngoái, gia đình tôi thu về hơn 6 tạ mật, đem về nguồn thu hơn 120 triệu đồng cho gia đình”.
Những con ong chăm chỉ làm mật để mang đến niềm vui cho bà con sau chuỗi ngày vất vả chăm sóc, chờ đợi. Theo người nuôi ong Vũ Quang, đây là đợt thu hoạch chính vụ trong năm, vì vậy, sản lượng mật nhiều hơn và chất lượng tốt hơn. Mật ong địa phương có vị ngọt mát, quyện lẫn mùi thơm ngậy đặc trưng của hoa lá miền sơn cước. Cùng với sự đồng hành của các cấp, ngành trong việc xây dựng thương hiệu, sản phẩm mật ong Vũ Quang ngày càng được khách hàng trên khắp cả nước tin tưởng sử dụng. Qua đó, giúp bà con bán được giá và ổn định đầu ra, từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Nghề nuôi ong trên địa bàn đang phát triển ổn định, hiện toàn huyện có hơn 1.200 hộ nuôi với 11.000 đàn. Trong năm 2023, bà con thu về hơn 120 tấn mật ong, đem về nguồn thu trên 18 tỷ đồng. Thời điểm này, bà con đang tranh thủ thời tiết để thu hoạch mật. Năm nay, ong tiết mật đều nên bà con ai cũng phấn khởi.
Đồng hành cùng bà con trong việc nâng tầm sản phẩm, ngoài việc kết nối thị trường, địa phương đã hỗ trợ xây dựng thành công 3 sản phẩm mật ong đạt chuẩn OCOP 3 sao.
Ông Võ Quốc Hội - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang
Dễ nuôi, dễ chăm sóc lại cho hiệu quả kinh tế cao, mô hình nuôi cá chim vây vàng đang được nhiều người dân Hà Tĩnh triển khai ở những vùng nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Hà Tĩnh ghi nhận các đối tượng sâu bệnh nguy hiểm như rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ phát sinh với mật độ cao, nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất nếu không được kiểm soát kịp thời.
Từ 1/7 đến hết ngày 30/7, trên phạm vi cả nước sẽ diễn ra cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Tại Hà Tĩnh, đến nay công tác chuẩn bị đã được các đơn vị, địa phương hoàn tất.
Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Không chấp hành bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công, một hộ dân ở thôn Ninh Xá, xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bị lực lượng chức năng cưỡng chế thu hồi đất.
Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đề xuất công nhận 39 sản phẩm đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2025.
Hành vi vứt lợn chết ra môi trường là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) lan rộng ra 8/12 địa phương trên toàn tỉnh như hiện nay.
Trên vùng đất cát có khí hậu khắc nghiệt ven biển Hà Tĩnh, Công ty TNHH Trí Đức Hà Tĩnh đã trồng thành công mô hình hoa lan hồ điệp quy mô lớn nhờ đầu tư và ứng dụng công nghệ hiện đại.
Trước tình hình nắng nóng kéo dài, người trồng mai ở Kỳ Nam (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) khoan thêm giếng để lấy nước tưới, tấp rơm vào gốc, bón thêm phân vi sinh... để chống hạn cho cây.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Tĩnh đề nghị các địa phương phân công cán bộ thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, căn cứ vào điều kiện cụ thể để xác định diện tích cần phòng trừ, kỹ thuật phòng trừ.
Thời tiết nắng nóng kết hợp với độ ẩm không khí thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh xuất hiện, gây hại trên lúa hè thu đầu vụ tại Hà Tĩnh.
Bà con nông dân TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang tranh thủ điều tiết nước vào chân ruộng, tập trung chăm sóc, tỉa dặm để lúa hè thu phát triển tốt, kịp thời vụ.
Là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, sau những thành công bước đầu, những năm gần đây, phong trào làm vườn mẫu nhiều nơi ở Hà Tĩnh đang có sự chững lại.
Những mô hình được đầu tư bài bản và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nên đã tạo ra những sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cùng chia sẻ kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ con giống, nhiều hộ dân tại xã Đức Lạng (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã có thêm nguồn thu nhập cao nhờ phát triển mô hình nuôi chồn hương.