Nam sinh miền núi vượt lên hoàn cảnh khó khăn, học giỏi

(Baohatinh.vn) - Nguyễn Công Soái - học sinh lớp 12A2, Trường THPT Cù Huy Cận (Vũ Quang, Hà Tĩnh) vừa xuất sắc giành giải nhất môn Sinh học tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 12, năm học 2021-2022.

Nam sinh miền núi vượt lên hoàn cảnh khó khăn, học giỏi

Nguyễn Công Soái thường xuyên trao đổi bài với bạn bè trên lớp để tích lũy kiến thức.

Là con thứ hai trong gia đình thuần nông có 3 người con ở thôn Thanh Bình (xã Đức Lĩnh - Vũ Quang), sớm thấu hiểu nỗi vất vả, nhọc nhằn của gia đình nên ngay từ những năm Tiểu học cho đến nay, Nguyễn Công Soái luôn phấn đấu đạt được kết quả học tập tốt.

Bản thân Soái cuối năm lớp 11 không may mắc bệnh, sức khỏe yếu nên em phải nghỉ học một thời gian dài để điều trị. Thương Soái, mẹ phải ra TP Vinh làm công nhân may để có tiền chạy chữa. Điều này không làm Soái nản lòng mà đã tiếp thêm động lực để em bứt phá trong Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh vừa qua và xuất sắc giành giải nhất môn Sinh học với tổng điểm 16,25.

Cháu Soái là tấm gương sáng về vượt khó, học giỏi để các thế hệ trẻ trong thôn và trên địa bàn xã noi theo. Gia đình là hộ cận nghèo, điều kiện khó khăn nhưng cháu luôn biết nỗ lực, phấn đấu để đạt thành tích cao trong học tập. Ghi nhận những thành tích của Soái, cấp ủy thôn luôn quan tâm, động viên cháu cố gắng để đạt được ước mơ sau này.

Ông Nguyễn Trinh Hào - Bí thư Chi bộ thôn Thanh Bình

Nam sinh miền núi vượt lên hoàn cảnh khó khăn, học giỏi

Trên lớp, Soái được biết đến là cậu học sinh chăm chỉ, ngoan hiền.

Soái chia sẻ: “Ngay sau khi nhận được thông tin về kết quả Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm nay, em chia sẻ ngay niềm vui với bố mẹ. Bởi, đây là món quà mà em ấp ủ từ lâu để dành tặng bố mẹ. Khi biết em giành giải nhất môn sinh học, bố mẹ đã khóc”.

Chia sẻ về bí quyết để học tốt môn Sinh học của mình, Soái khiêm tốn: “Rất nhiều bạn ái ngại với môn Sinh học, bởi tính chất khô khan và có nhiều công thức khó nhớ. Em thường cố gắng liên tưởng, gắn những kiến thức được học vào thực tiễn đời sống nên việc ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt, để học tốt môn Sinh, ngoài kiến thức ở lớp và trao đổi với thầy cô, mỗi ngày, em giành 3 - 4 tiếng để học thêm ở nhà".

Cũng theo Soái, môn Sinh khá nặng về lý thuyết và phần này chiếm khá nhiều điểm nên việc nhớ lý thuyết là rất cần thiết. Để ghi nhớ, em thường suy nghĩ kỹ, hiểu rõ bản chất các khái niệm hơn là thuộc lòng để tránh bị nhầm lẫn.

Nam sinh miền núi vượt lên hoàn cảnh khó khăn, học giỏi

Những bài giảng hấp dẫn của thầy giáo bộ môn đã tạo cảm hứng, niềm yêu thích môn Sinh học cho Soái.

Chị Nguyễn Thị Thế - mẹ của Soái tự hào: “Ngoài thời gian lên lớp, lúc rảnh Soái luôn giúp bố mẹ làm việc nhà, đồng áng. Thấy cháu chăm ngoan tôi mừng lắm, chỉ mong con đường phía trước của con luôn rộng mở như những gì con đang cố gắng phấn đấu từng ngày.

Gia đình luôn tự hào về con, dẫu có khó khăn, nhưng cháu học tốt thì vợ chồng tôi vẫn luôn cố gắng bươn chải để chu cấp cho cháu...”.

Nam sinh miền núi vượt lên hoàn cảnh khó khăn, học giỏi

Kết quả học tập của Nguyễn Công Soái được làm nên từ sự nỗ lực và cố gắng không ngừng của bản thân.

Giải nhất môn Sinh học là phần thưởng xứng đáng dành cho những nỗ lực miệt mài của Soái. Em đã khẳng định được bản thân, đã tri ân tình yêu thương, sự hy sinh của bố mẹ dành cho mình bằng một món quà tinh thần vô giá.

Soái tâm sự: “Dẫu hoàn cảnh gia đình còn nhiều gian khó, nhưng em sẽ tiếp tục nỗ lực hết mình từng ngày, từng kỳ thi để tích lũy kiến thức để phấn đấu thi đậu vào ngành Y đa khoa của Trường Đại học Y Dược Huế”.

Nam sinh miền núi vượt lên hoàn cảnh khó khăn, học giỏi

Tin rằng, với niềm đam mê và quyết tâm của mình, Soái sẽ hoàn thành được ước mơ trở thành bác sỹ của mình trong tương lai.

Nói về cậu học trò của mình, cô Trần Thị Kim Oanh - giáo viên chủ nhiệm lớp 12 A2 phấn khởi: “Soái là học sinh hiền lành, lễ phép, rất chịu khó trong học tập và năng nổ trong các hoạt động của trường, lớp. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, bản thân từng phải nghỉ học để điều trị bệnh nhưng em luôn ý thức nỗ lực vươn lên.

Trong 3 năm THPT, Soái luôn học tốt ở các môn, nhất là các môn học khối tự nhiên. Tôi rất vui mừng vì những nỗ lực của Soái đã gặt hái được thành tích cao trong kỳ thi vừa rồi. Giải nhất môn Sinh học sẽ là bước đệm để em chạm gần hơn đến ước mơ trở thành bác sỹ của mình trong tương lai".

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Chủ đề Học sinh giỏi Hà Tĩnh

Đọc thêm

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Tại Hà Tĩnh, ngày càng nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã xuất hiện và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng bằng những việc làm thiết thực nhất.
Phố trong lòng sông...

Phố trong lòng sông...

Tôi vẫn thường nghĩ về sự ưu ái của thiên nhiên khi trong những biến đổi địa chất đã để lại cho thành phố Hà Tĩnh địa hình ba mặt sông bao quanh...
Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Dù không phải là lễ trọng như tết Nguyên đán nhưng từ lâu, tết Đoan ngọ (mồng 5/5 âm lịch) vẫn là nét văn hóa truyền thống được nhiều người dân Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.