Nạo vét, mở rộng lối thoát nước tại một số điểm dễ ngập lụt ở TP Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - TP Hà Tĩnh đã gấp rút tiến hành khơi thông mương, mở rộng lối thoát nước tại một số điểm để đề phòng mưa lớn có thể xảy ra trong những ngày tới.

Nạo vét, mở rộng lối thoát nước tại một số điểm dễ ngập lụt ở TP Hà Tĩnh

Công ty CP Môi trường và Quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh tiến hành nạo vét, mở rộng tuyến thoát đấu nối điểm cuối hệ thống mương T4 tại đường Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Sau trận mưa lớn khiến nhiều tuyến đường bị ngập sâu ở TP Hà Tĩnh vừa qua, lãnh đạo địa phương đã yêu cầu các phòng, ban chuyên môn; UBND các phường, xã kiểm tra lại toàn bộ hệ thống thoát nước trên địa bàn, tiếp tục tìm điểm nghẽn và xử lý trước tình thế cấp bách. Trong đó, tập trung cao nhất là ở những điểm gây ách tắc dòng chảy và khả năng thu nước của hệ thống mương thoát.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị thành phố cho biết: “Trận mưa lớn vừa qua diễn ra trong thời gian ngắn nên nhiều tuyến mương không thoát nước kịp. Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, chúng tôi huy động các lực lượng, đơn vị quản lý rà soát lại các tuyến thoát nước để xử lý điểm nghẽn, mở thêm lối thoát cho những khu vực xung yếu”.

Nạo vét, mở rộng lối thoát nước tại một số điểm dễ ngập lụt ở TP Hà Tĩnh

Bí thư Thành ủy Dương Tất Thắng kiểm tra hiện trạng thoát nước tại khu vực phường Nguyễn Du.

Tuyến mương T4 (thuộc địa bàn phường Nguyễn Du), tiêu thoát nước cho khu vực từ đường Hải Thượng Lãn Ông và đường Lê Ninh là một trong những điểm ngập sâu nhất trong trận mưa lớn chiều 5/10. Nguyên nhân chính là do tuyến mương phải làm nhiệm vụ thoát nước cho cả khu vực rộng nhưng hạ tầng mương thoát chỉ mới được đầu tư đến điểm giao nhau với đường Xô Viết Nghệ Tĩnh. Từ điểm này, nước sẽ tiêu thoát theo hiện trạng địa hình thêm 3,5 km để đến hồ điều hòa xã Thạch Trung nên bị ách tắc bởi sự bồi lấp, cản trở của các công trình hạ tầng khi mưa lớn, dồn dập.

Trước tình hình này, UBND thành phố đã chỉ đạo đơn vị quản lý là Công ty CP Môi trường và Quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh huy động máy đào, nạo vét để mở rộng lòng mương, thu nước tốt nhất từ tuyến T4 đổ về.

Nạo vét, mở rộng lối thoát nước tại một số điểm dễ ngập lụt ở TP Hà Tĩnh

Phường Nguyễn Du huy động máy móc nạo vét tuyến mương tiêu thoát tại điểm giao nhau giữa đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và đường Xuân Diệu.

“Đến chiều 6/10, công ty đã hoàn thành việc việc mở rộng lòng mương, thu dọn cỏ dại hai bên bờ và tạo rào chắn đảm bảo an toàn cho người dân. Đây là giải pháp nhằm giải quyết một phần tình thế cấp bách để tạo dòng thoát tại điểm cuối của mương T4. Về lâu dài, khu vực này vẫn phải được đầu tư hạ tầng thoát nước đồng bộ, thông suốt, góp phần giải quyết tình trạng ngập úng vùng nội thị” - ông Nguyễn Duy Bằng, Giám đốc Công ty CP Môi trường và Quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh cho biết.

Để hạn chế tình trạng ngập úng trước dự báo mưa lớn trong những ngày tới, phường Nguyễn Du cũng huy động máy, tiến hành nạo vét, khơi thông dòng chảy tuyến mương tiêu thoát từ điểm giao nhau giữa đường Xuân Diệu và Xô Viết Nghệ Tĩnh. Các tuyến dẫn nước sẽ được mở rộng và hạ cốt đáy để tạo thêm dòng thoát từ các khu vực dân cư.

Ông Nguyễn Văn Minh - Phó Chủ tịch UBND phường Nguyễn Du cho hay: “Hiện nay, trên địa bàn có 2 điểm xung yếu nhất là tại điểm giao nhau giữa đường Nguyễn Du và Lê Ninh; Nguyễn Du với đường Nguyễn Công Trứ. Cùng với kiểm tra và tiến hành mở các hố ga để rút nước ra khỏi nội thành nhanh thì phường cũng nạo vét thêm tuyến mương tiêu ở “nút” giao của đường Xuân Diệu và đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, góp phần giải quyết được phần nào khả năng tiêu thoát nước hiện nay trên địa bàn”.

Nạo vét, mở rộng lối thoát nước tại một số điểm dễ ngập lụt ở TP Hà Tĩnh

Công ty CP Môi trường và Quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh nạo vét, xử lý điểm ách tắc đoạn qua UBND phường Thạch Quý.

Trên thực tế, tình trạng ngập úng, tiêu thoát chậm ở phường Nguyễn Du còn do nguyên nhân khách quan từ vấn đề quy hoạch, phát triển hạ tầng của thành phố. Các khu vực gây ách tắc dòng chảy chủ yếu nằm ở các điểm giao cắt với các tuyến hạ tầng giao thông mới đầu tư và đang chờ được mở rộng hạ tầng thoát nước.

Ngoài ra, ở một số địa bàn như Thạch Quý, Hà Huy Tập... cũng xảy ra những điểm ngập úng cục bộ. Trong điều kiện này, các địa phương đã chủ động máy móc để tạo dòng chảy tạm thời cũng như các giải pháp cấp bách tùy theo từng địa hình.

Việc bố trí lực lượng, khơi thông các điểm thu nước... như hiện nay được xem là giải pháp tình thế để giảm thiểu ảnh hưởng do ngập lụt. Bởi vậy, trong trường hợp mưa lớn, dồn dập như vừa qua thì khả năng ngập lụt vẫn là dự báo nhãn tiền. Về lâu dài, thành phố cần được đầu tư, nâng cấp thêm các hạ tầng tiêu thoát nước để đấu nối vào các hệ thống lớn, phát huy hiệu quả các hệ thống thoát nước trên địa bàn.

Nạo vét, mở rộng lối thoát nước tại một số điểm dễ ngập lụt ở TP Hà Tĩnh

Cống thoát tại hồ điều hòa xã Thạch Trung đang mở lưu lượng tối đa để rút nước, đón đợt mưa sắp tới.

“Hiện nay, thành phố đang chuẩn bị triển khai các dự án tiêu thoát nước như: đầu tư nâng cấp tuyến mương T4 từ đường Xô Viết Nghệ Tĩnh đến hồ điều hòa xã Thạch Trung gắn với dự án xây dựng đường Lê Ninh kéo dài; dự án cải tạo mương tiêu thoát dọc đường Hải Thượng Lãn Ông đến Hào thành; mương dọc phía Nam đường Nguyễn Du...

Đặc biệt, dự án hạ tầng ưu tiên và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu TP Hà Tĩnh đang được bộ, ngành Trung ương xem xét sẽ là giải pháp chiến lược, bền vững cho công tác tiêu thoát nước đồng bộ cho thành phố” - ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị TP Hà Tĩnh thông tin thêm.

Chủ đề PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Đại diện Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) lý giải cụ thể về việc một lượng lớn sản phẩm sữa giả "tuồn" ra thị trường trong thời gian dài mà không bị phát hiện. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 17/4 của Báo Hà Tĩnh.
Hải sản dồi dào trước mùa du lịch biển

Hải sản Hà Tĩnh dồi dào đón mùa du lịch biển

Những ngày qua, thời tiết khá thuận lợi cho hoạt động đánh bắt hải sản. Hải sản dồi dào, giá bán tăng khá nên ngư dân phấn khởi vươn khơi, bám biển. Đặc biệt, hiện nay đang chuẩn bị bước vào mùa du lịch biển nên sức tiêu thụ các loại hải sản cũng bắt đầu tăng.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh: “Để về đích mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị lớn đang đặt ra, cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp Hà Tĩnh cùng đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực khai thác tối đa mọi cơ hội...”.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.