Ngọt ngào vị hến Trường Sơn

(Baohatinh.vn) - Sau những đợt mưa rét kéo dài, khi tiết trời bắt đầu hửng nắng và ấm dần lên, cũng là lúc con hến nhả cát và ngoi lên trên bề mặt của đáy sông. Vào thời điểm này, các hộ làm nghề ở Trường Sơn Đức Thọ, Hà Tĩnh lại bắt đầu bước vào vụ cào hến mới.

Video: Người dân Bến Hến vào mùa thu hoạch

Mùa cào hến được bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 11 dương lịch hàng năm. Theo những hộ dân làm nghề lâu năm ở xã Trường Sơn thì nghề cào hến không làm được quanh năm, bởi đến mùa đông con hến ngậm đầy cát và vùi sâu xuống bùn để ngủ, nếu có đánh bắt cũng không ăn được do con hến ngậm cát rất nhiều. Do đó, cứ đến cuối tháng 11 người dân cào hến nghỉ ngơi, tập trung sửa sang dụng cụ, bảo dưỡng máy móc, phương tiện chuẩn bị cho một mùa mới.

ngot ngao vi hen truong son

Vào mùa hến mới không khí tại thôn Bến Hến, xã Trường Sơn , Đức Thọ , Hà Tĩnh luôn tấp nập cả trên bến lẫn dưới thuyền

ngot ngao vi hen truong son

Hến được cào và chở về thôn Bến Hến, chị em phụ nữ mang xuống trờng, đải loại bỏ ghét rác lẫn lộn, sau đó mới đưa vào lò để nấu,

Ông Nguyễn Văn Hồng, người có thâm niên hơn 50 năm cào hến ở xã Trường Sơn cho biết: Con hến chủ yếu sống ở những khúc sông có nhiều cát và phù sa, nhưng khoảng gần chục năm trở lại đây, tình trạng khai thác cát trên sông La quá mức cho phép, vì thế con hến cũng theo đó mà mất dần. Hiện trên sông La từ Rú Thành, Hưng Nguyên (Nghệ An) lên đến bến Tam Soa, Đức Thọ đã không còn nhiều hến sinh sống như trước đây. Làng cào hến chúng tôi người phải đi sang tận bên sông Lam, sông Cả, lên tận Thanh Chương, Đô Lương, Nam Đàn (Nghệ An), người thì theo sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, lên Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê để cào hến. Thậm chí có nhiều hộ đã mạnh dạn vào đến tận Thừa Thiên Huế, Quảng trị, Quảng Bình để cào hến.

ngot ngao vi hen truong son
ngot ngao vi hen truong son

Sau khi hến được trờng, đãi sạch các chị em chuyển hến lên xe rùa chở về các lò nấu hến phía trên bờ

Hến có nhiều loại, nhưng phổ biến nhất là loại ruột nhỏ (dắt), thường dùng để nấu canh, và loại ruột to, dùng để xào. Vào chính vụ, giá thành của mỗi kg hến nhỏ giá từ 30-50.000/kg; hến to từ 100-120.000 đồng/kg, nhưng đầu mùa giá dắt từ 80-100.000/kg, giá hến ruột to từ 180-200.000/kg. Bởi vậy đầu mùa, những hộ làm nghề cào hến ở Trường Sơn có ngày thu nhập từ 5-7 triệu đồng. Hến bán được, lại giá cao, đã tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương. Theo ước tính, những ngày đầu mùa hến, mỗi người mỗi ngày nấu được từ 1-1,5 tạ hến, thu nhập từ 300 - 400 ngàn đồng.

ngot ngao vi hen truong son
ngot ngao vi hen truong son
ngot ngao vi hen truong son

Hến được các bà, các chị nấu trong chảo lớn, mỗi mẻ được 50kg hến con, sau khi luộc chín lại tiếp tục được mang xuống sông đãi lấy ruột và rửa sạch.

Bà Lê Thị Hồng, người nấu hến có thâm niên nhất thôn Bến Hến cho biết: “15 tuổi bà đã theo mẹ đi nấu hến thuê cho người ta. Đến nay đã gần 70 tuổi, bà không đi nấu thuê nữa do tuổi đã cao, nhưng vẫn giúp cho gia đình người con trai cả. Các con của bà cũng theo nghề của cha ông đi cào hến". Bằng kinh nghiệm và bí quyết trong hơn 55 năm qua, bà Hồng là người nấu hến nổi tiếng nhất vùng, mỗi ngày có thể nấu được từ 3-4 tạ hến. Hến của bà Hồng nấu rất dễ đãi, ruột hến lại săn, nước hết rất ngọt và có vị béo, bởi thế mà khi nào cũng đắt khách, và hết sớm nhất trong cả 2 phiên chợ sớm, chiều.

ngot ngao vi hen truong son

Sau khi nấu xong hến được các bà, các chị mang xuống sông đãi vỏ, rửa sạch và mang ra chợ bán hoặc nhập cho thương lái, từ đây hến tỏa đi khắp các chợ trong và ngoài tỉnh

Hiện nay ở xã Trường Sơn có trên 100 hộ làm nghề cào hến, chủ yếu tập trung ở thôn Bến Hến, chiếm tới 50% trên tổng số 200 hộ dân trong thôn. Ngoài ra, thôn Bến Hến còn có gần 100 lao động là chị em phụ nữ làm nghề nấu, đãi hến, mỗi ngày thu nhập từ 200-300.000 đồng.

ngot ngao vi hen truong son
ngot ngao vi hen truong son

Tại thôn Bến Hến không chỉ bán hến ruột mà còn bán cả hến nguyên con. Hến nguyên con chủ yếu là loại hến to, được các bà, các chị trờng đãi sạch sẽ

Nghề cào hến xưa vốn rất vất vả, cực nhọc, vì làm thủ công, phải chèo thuyền, hay ngụp lặn dưới nước nhiều giờ. Ngày nay, những gia đình theo nghề cào hến đều đã sắm được thuyền chạy bằng máy, có động cơ trên dưới 24 mã lực, có hộp số phục vụ việc kéo, điều khiển thuyền, vợt cào hến. Tuy vậy, người làm nghề phải luôn chịu khó, và có kỹ thuật làm hến. 3 giờ sáng, người dân đã phải thức để cào hến, và trở về khi trời đã nhá nhem tối. Mỗi ngày hến được nấu 2 lần, vào 3 giờ sáng và 3 giờ chiều để kịp mang ra chợ bán. Người dân ở đây cho biết, nhờ có nghề hến mà nhiều hộ đã tích góp được tiền xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm các tiện nghi sinh hoạt, và nuôi con cái ăn học thành tài.

Chủ đề Lao động việc làm

Đọc thêm

Rẽ lối đúng giúp học sinh vững bước tương lai

Rẽ lối đúng giúp học sinh vững bước tương lai

Nếu như trước đây, lựa chọn học nghề thường được xem là giải pháp tình thế của nhiều học sinh, thì những năm gần đây, trong bối cảnh thực trạng 'thừa thầy, thiếu thợ' ngày càng phổ biến, học nghề đã trở thành xu hướng được nhiều bạn trẻ Hà Tĩnh chủ động lựa chọn.
Tri ân thầy cô như thế nào cho đúng cách?

Tri ân thầy cô như thế nào cho đúng cách?

Hiện nay, các trường học ở Hà Tĩnh đang chuẩn bị cho lễ bế giảng năm học, bên cạnh đó là lễ tri ân thầy cô. Tuy nhiên, một số lớp học lại tổ chức rình rang, tốn kém và mất nhiều thời gian, trong bối cảnh thi cử đã cận kề. 
Thị xã Hồng Lĩnh có 159 tuyến ngõ, tuyến phố văn minh

Thị xã Hồng Lĩnh có 159 tuyến ngõ, tuyến phố văn minh

Xây dựng tuyến ngõ, phố đạt chuẩn văn minh đô thị không chỉ làm cho diện mạo đô thị Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) “sáng – xanh – sạch – đẹp – văn minh” mà còn nâng cao chất lượng đời sống người dân tốt hơn.
Trường THPT Cẩm Xuyên bứt phá dẫn đầu trong giáo dục Hà Tĩnh

Trường THPT Cẩm Xuyên bứt phá dẫn đầu ngành Giáo dục Hà Tĩnh

Khép lại nhiệm kỳ 2020-2025, Trường THPT Cẩm Xuyên tiếp tục khẳng định dấu ấn qua những câu chuyện truyền cảm hứng về tinh thần đổi mới, sáng tạo và qua những thành tích nổi bật của ngôi trường mang thương hiệu lá cờ đầu trong ngành Giáo dục Hà Tĩnh.