Người dân huyện miền núi Hà Tĩnh chủ động “sống chung với lũ”

(Baohatinh.vn) - Người dân vùng “rốn lũ” Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã chủ động gia cố chuồng trại, kê cao đồ đạc, vật dụng cần thiết và chuẩn bị lương thực, thuốc men... nhằm hạn chế thiết hại do mưa lũ gây ra, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Người dân huyện miền núi Hà Tĩnh chủ động “sống chung với lũ”

Thời điểm này, người dân Vũ Quang đã chuẩn bị kỹ các phương án chống lũ.

Là địa phương thường xuyên bị ngập úng do mưa lũ, từ tháng 8/2021, xã Đức Bồng đã tập trung vận động bà con chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi và tài sản trước ngày lũ về. Nhận định mùa mưa bão năm nay diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên công tác phòng chống “thiệt hại kép” được địa phương đặt lên hàng đầu.

Ông Trần Lê - Bí thư Đảng ủy xã Đức Bồng cho biết: “Ngoài tập trung vận động bà con trên địa bàn chủ động ứng phó với thiên tai, xã đặc biệt chú trọng đến việc trang bị kỹ năng phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho từng người dân trong mùa mưa lũ. Theo đó, địa phương đã quán triệt đến từng cán bộ thôn, trong quá trình phòng chống mưa bão, cần yêu cầu người dân tuân thủ nghiêm các quy định 5K, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan. Chủ động các nhu yếu phẩm thiết yếu để dùng trong trường hợp lũ lên trong đêm, hoặc dịch bệnh diễn biến phức tạp”.

Cũng theo ông Lê, hiện các kế hoạch, phương án tổ chức sử dụng lực lượng và phương tiện, vật chất hậu cần, lương thực, thực phẩm... đều được xã xây dựng chi tiết đến từng thôn, tổ liên gia. Đặc biệt, Đức Bồng có 3 thôn (1, 2, 3) thường xuyên bị cô lập, với gần 400 hộ dân bị ảnh hưởng đã được xã lên phương án sơ tán cụ thể.

Người dân huyện miền núi Hà Tĩnh chủ động “sống chung với lũ”

Ông Nguyễn Xuân Bính (thôn 1, xã Đức Bồng) chủ động đưa nông sản lên gác xép để bảo quản.

Ông Nguyễn Xuân Bính (thôn 1, xã Đức Bồng) chia sẻ: “Đã thành thói quen, hằng năm, cứ đến giữa tháng 8 là gia đình tôi lại tập trung nhân lực kê tài sản và những vật dụng thiết yếu lên cao. Năm nay, dịch bệnh diễn biến phức tạp, thay vì nhờ thêm nhiều người đến hỗ trợ, vợ chồng tôi đã thay nhau di chuyển tài sản, chuẩn bị thuyền bè, thuốc men để tránh lũ”.

Cũng theo ông Bính, với phương châm phòng là chính, thời điểm này, gia đình ông đã chuẩn bị đầy đủ các phương án chống lũ, không lo lũ lên bất ngờ.

Người dân huyện miền núi Hà Tĩnh chủ động “sống chung với lũ”

Bà Trần Thị Đính (thôn 1, xã Đức Bồng) soạn sửa, chuẩn bị một số vật dụng cần thiết đưa lên gác xép để dùng trong mưa lũ.

Dù sức khỏe không được tốt nhưng khi nhận thông tin cảnh báo mưa lũ từ chính quyền địa phương, bà Trần Thị Đính (thôn 1, xã Đức Bồng) đã chủ động sửa soạn lại gác xép để sử dụng trong những ngày lũ đến.

Bà Đính cho biết: “Sợ bước vào mùa mưa bão dịch bệnh COVID-19 vẫn đang còn diễn biến phức tạp, con cháu ở xa không thể về hỗ trợ nên những ngày này, tôi đã lo sửa soạn lại gác xép, đưa những vật dụng cần thiết như: áo phao, gạo... lên cất sẵn. Bên cạnh thực hiện các biện pháp tại chỗ, tôi cũng thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo mưa lũ, dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp xoay xở trong mọi tình huống”.

Người dân huyện miền núi Hà Tĩnh chủ động “sống chung với lũ”

Chị Nguyễn Thị Lan (thôn Hương Thọ, xã Đức Hương) đầu tư hơn 30 triệu để xây mới chuồng trại.

Tại xã Đức Hương, hằng năm, cứ vào mùa mưa lũ, hơn 400 hộ dân tại thôn Hương Thọ, Hương Đồng và Hương Đại đều bị ngập lụt do nước từ đầu nguồn đổ về.

Chị Nguyễn Thị Lan (thôn Hương Thọ, xã Đức Hương) cho biết: “Rút kinh nghiệm từ năm ngoái, do chủ quan không tu sửa chuồng trại để cất giữ tài sản nên gia đình tôi đã bị ẩm mốc gần 5 tạ ngô, 7 tạ lúa. Năm nay, từ đầu mùa mưa, gia đình đã chi gần 30 triệu đồng làm lại chuồng nuôi 2 tầng kiên cố, đưa những vật dụng cần thiết, nông sản lên bảo quản cẩn thận”.

Người dân huyện miền núi Hà Tĩnh chủ động “sống chung với lũ”

Người dân tập trung thu hoạch lúa hè thu để phòng tránh thiệt hại do mưa lũ.

Để hạn chế thiệt hại do mưa lũ gây ra, những ngày này, người dân trên địa bàn Vũ Quang cũng đang tập trung thu hoạch lúa hè thu. Năm nay, toàn huyện Vũ Quang gieo cấy gần 400 ha lúa, với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, các địa phương đang tập trung tận dụng các loại máy gặt truyền thống để thu hoạch nhằm tránh những đợt mưa lớn có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của vụ mùa.

Ông Nguyễn Văn Nam (thôn 2, xã Ân Phú) cho biết: “Làm nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mùa này không gặt nhanh mưa lụt về là cuốn trôi hết. Cứ lúa chín tới đâu là gia đình tôi tranh thủ thu hoạch tới đó. Vụ này gia đình tôi làm 6 sào, hiện tại đã thu hoạch được 5 sào, trong ngày mai gia đình sẽ thu hoạch xong”.

Người dân huyện miền núi Hà Tĩnh chủ động “sống chung với lũ”

Nhờ chủ động ứng phó nên những năm gần đây, người dân Vũ Quang đã hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra.

Ông Nguyễn Trường Thọ - Trưởng phòng NN&PTNT kiêm Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Vũ Quang cho biết: "Năm nay, công tác phòng chống thiên tai mùa mưa bão sẽ đặt ra nhiều khó khăn khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Để tránh “thiệt hại kép”, ngay từ đầu tháng 8, huyện đã tập trung tuyên truyền, nâng cao kỹ năng phòng tránh, ứng phó thiên tai cho từng địa phương, nhất là 6 xã vùng hạ: Đức Liên, Đức Hương, Đức Bồng, Đức Giang, Đức Lĩnh, Ân Phú.

Đặc biệt là công tác vận động người dân gia cố nhà cửa, chuồng trại, tập trung thu hoạch lúa hè thu; chuẩn bị lương thực thiết yếu để sử dụng trong những ngày mưa bão kéo dài. Bên cạnh đó, huyện cũng đã chủ động rà soát, tu sửa, xây mới các công trình thủy lợi trước mùa mưa bão; phân công cán bộ nắm địa bàn, tổ chức rà soát, kiểm tra các khu vực xung yếu tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, xảy ra thiên tai để có phương án khắc phục, xử lý kịp thời".

Người dân huyện miền núi Hà Tĩnh chủ động “sống chung với lũ”

Thuyền bè được người dân Vũ Quang chuẩn bị cẩn thận để sử dụng trong mùa mưa bão sắp tới.

Cũng theo ông Thọ, thời điểm này, công tác đảm bảo hậu cần đã được huyện Vũ Quang chuẩn bị kỹ lưỡng với gần 15 tấn gạo, 2.500 thùng nước khoáng, 750kg lương khô, 3.000 thùng mì tôm, dầu thắp, xăng... và khoảng hơn 800 người gồm các lực lượng, tập trung ở các xã, thị trấn.

Các địa phương cũng đã chuẩn bị hàng chục ô tô, thuyền, các loại máy công trình và hàng trăm thuyền nhỏ của người dân để huy động khi cần thiết.

Chủ đề PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.