Người dân ven biển Thạch Hà đổ xô đi vớt "lộc trời"

(Baohatinh.vn) - Gần 1 tuần trở lại đây, hàng chục tấn sò lông bị sóng cuốn vào bờ biển Thạch Hải (Thạch Hà, Hà Tĩnh). Người dân địa phương đã tập trung về đây để vớt “lộc trời”, kiếm thêm thu nhập dịp cuối năm.

nguoi dan ven bien thach ha do xo di vot loc troi
nguoi dan ven bien thach ha do xo di vot loc troi

Hàng chục tấn sò lông dạt vào bờ biển Thạch Hải, huyện Thạch Hà trong những ngày qua

Ngay từ sáng sớm, hàng chục người dân địa phương đã tập trung tại bờ biển Thạch Hải để vớt sò lông. Loại sò này quấn dưới lớp cát mỏng, cứ sau mỗi đợt biển động hay gió mùa thường bị sóng đẩy dạt vào bờ. Đây là dịp mà người dân ở dọc bãi biển này có thêm nguồn thu nhập.

Theo quan sát của phóng viên, lượng sò dạt vào bờ biển rất lớn, chất lớp dày khoảng 6 cm, trắng cả một vùng biển kéo dài hàng km.

nguoi dan ven bien thach ha do xo di vot loc troi
nguoi dan ven bien thach ha do xo di vot loc troi
nguoi dan ven bien thach ha do xo di vot loc troi

Đây là dịp mà người dân ở dọc bãi biển này có thêm nguồn thu nhập

Bà Phan Thị Hà (trú xóm Bắc Hải, xã Thạch Hải) phấn khởi cho biết: “Năm nay số lượng sò lông bị sóng cuốn vào nhiều. Chỉ cần mang một số vật dụng như thau và bao tải..., trung bình mỗi ngày gia đình vớt được khoảng 5 tạ sò lông, về chế biến làm thức ăn, nhập cho các nhà hàng, quán ăn".

"Rất may, vừa qua các ngành chuyên môn đã công bố nước biển tại Hà Tĩnh đã an toàn, môi trường biển đã sạch trở lại nên sản phẩm cũng dễ tiêu thụ" - bà Hà cho biết thêm.

Được biết, loại sò lông ăn rất ngon, ngọt đậm đà, giá mỗi cân dao động từ 10.000 đến 15.000 đồng, khi được làm sạch, lấy ruột bán có thể được giá 30.000-50.000/kg.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Nỗi lo hàng giả, làm sao để bảo vệ người tiêu dùng?

Nỗi lo hàng giả, làm sao để bảo vệ người tiêu dùng?

Vấn nạn hàng giả là câu chuyện không mới nhưng chưa khi nào hết nhức nhối trong xã hội. Các vụ việc sản xuất hàng giả liên tiếp được phát hiện càng khiến người tiêu dùng trong nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng lo lắng.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Vì sao hàng nghìn nhân viên ngân hàng mất việc

Vì sao hàng nghìn nhân viên ngân hàng mất việc

Dưới làn sóng chuyển đổi số, các ngân hàng đang cắt giảm mạnh nhân sự, có nơi giảm cả nghìn người. Tuy nhiên, vẫn có những nhà băng khẳng định sẽ tiếp tục tuyển dụng nhân sự mới.