Người lính già xúc động kể về khoảnh khắc trong ngày đại thắng

(Baohatinh.vn) - Với cựu binh Nguyễn Đức Minh (xã Thạch Long, Thạch Hà, Hà Tĩnh), ký ức hào hùng về những tháng ngày vào sinh ra tử và khoảnh khắc chứng kiến cờ giải phóng tung bay trên Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 mãi mãi là bài ca đẹp nhất.

Những ngày tháng tư lịch sử, ngôi nhà bình dị của cựu binh Nguyễn Đức Minh (SN 1953) lại rộn rã tiếng nói cười hội ngộ của những người lính già. Bên ấm nước chè xanh, ký ức về những trận đánh không thể nào quên lại được tái hiện. Trong miền ký ức ấy, câu chuyện về giây phút đầu tiên đặt chân vào Dinh Độc Lập luôn được ông Minh kể lại trong niềm xúc động, tự hào. Với ông, đó là kỷ niệm đẹp đẽ nhất trong cuộc đời mình.

Người lính già xúc động kể về khoảnh khắc trong ngày đại thắng

Mỗi dịp tháng 4 về, ngôi nhà của ông Minh (người ngoài cùng bên trái) lại trở thành điểm hẹn của những người lính già.

“Tháng 1/1972, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, tôi tạm gác lại những ước mơ, giã từ gia đình, bạn bè và thầy cô ở Trường THPT Lý Tự Trọng để lên đường nhập ngũ. Năm ấy tôi tròn 18 tuổi” - ông Minh bắt đầu câu chuyện về đời lính của mình.

Sau thời gian huấn luyện, tháng 12/1972, ông cùng nhiều chiến sỹ khác được bổ sung vào Sư đoàn 341 (Quân khu 4) và tiếp tục đợt huấn luyện mới tại Quảng Bình. Đến tháng 2/1975, đơn vị được lệnh hành quân vào miền Đông Nam Bộ và sáp nhập vào Quân đoàn 4 cùng với Sư đoàn 7 và Sư đoàn 9. Trận đánh đầu tiên mà người lính trẻ 21 tuổi cùng đồng đội kề vai sát cánh là trận chiến “mở cánh cửa thép” Xuân Lộc để tiến vào Sài Gòn. Trận chiến khốc liệt này kéo dài suốt 12 ngày đêm (bắt đầu từ ngày 9 - 21/4).

Người lính già xúc động kể về khoảnh khắc trong ngày đại thắng

Bên ấm nước chè xanh, ký ức về những trận đánh không thể nào quên được tái hiện.

Xác định tầm quan trọng của cửa ngõ Xuân Lộc trong việc cố thủ Sài Gòn nên địch đã tập trung các binh chủng thiện chiến, trang thiết bị, hỏa lực, vũ khí quân sự tại tuyến phòng thủ này. Trong 12 ngày đêm ác liệt ấy, đã có rất nhiều trận đánh lớn, nhỏ. Để giành giật mỗi một mục tiêu, cứ điểm, đẩy lùi những đợt phản kích của địch, quân đội ta cũng gặp nhiều tổn thất lớn, biết bao người đã vĩnh viễn nằm lại mảnh đất này. Với ông Minh, trận đánh ngày 11/4 vào thị xã Xuân Lộc đã trở thành ký ức đau thương nhất, đó là khi ông phải chứng kiến sự hy sinh của một người bạn, người đồng đội, người anh đã cùng lớn lên bên nhau, cùng nhập ngũ, cùng chia ngọt sẻ bùi…

Người lính già xúc động kể về khoảnh khắc trong ngày đại thắng

Đến tận bây giờ, ông Minh vẫn nhớ rõ từng trận đánh.

“Trong trận đánh này, tôi cũng bị thương nhẹ, nhưng chỉ sau 2 ngày nghỉ ngơi, sức khỏe phục hồi là lại tiếp tục cầm súng trở về vị trí chiến đấu bên đồng đội. Biến đau thương thành sức mạnh, sau mỗi hy sinh, mất mát, chúng tôi lại càng quyết tâm hơn. Đến ngày 21/4/1975, sau khi giải phóng thị xã Xuân Lộc, Quân đoàn 4 lại tiếp tục các trận đánh giải phóng vùng Trảng Bom, Hố Nai, Biên Hòa (Đồng Nai). Càng tiến gần Sài Gòn, chúng tôi đều tin tưởng và cảm nhận rất rõ ngày thống nhất đã cận kề. Những mệt mỏi, đau thương, mất mát của những tháng ngày chiến đấu, hy sinh gian khổ dường như cũng vơi bớt. Sự háo hức, phấn chấn hiện rõ trên từng gương mặt” - ông Minh hồi tưởng.

Video: Ông Nguyễn Đức Minh xúc động kể lại giây phút chứng kiến cờ giải phóng tung bay trên Dinh Độc Lập

Sau bao ngày chờ đợi, chiều 30/4 (khoảng 15h), Quân đoàn 4 chính thức tiến vào Dinh Độc Lập. Bước chân trên đường phố Sài Gòn, trong rợp trời cờ hoa, trong dòng người hân hoan chào đón bộ đội giải phóng quân và hô vang khẩu hiệu, ông Minh cùng đồng đội vẫn chưa thôi ngỡ ngàng, chỉ biết ôm chầm nhau trong rưng rưng nước mắt.

Người lính già xúc động kể về khoảnh khắc trong ngày đại thắng

Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc lập trưa 30/4/1975. Ảnh Internet

Tiếp quản Sài Gòn, đơn vị của ông Minh đóng quân tại phường Lê Văn Duyệt, quận 3 để làm công tác quân quản. Đến tháng 6/1976, quân đoàn được lệnh rút về căn cứ Long Bình (Đồng Nai) để củng cố lực lượng nhằm tiếp tục chiến đấu ở vùng biên giới Tây Nam. Sau lần bị thương ở đầu và vai (tỷ lệ thương tật 41%) trong trận đánh với quân Pôn Pốt ở mặt trận Tây Ninh vào tháng 2/1979, ông Nguyễn Đức Minh phục viên và về quê sinh sống.

Dù chỉ có 9 năm trong quân ngũ nhưng ký ức của người cựu binh Nguyễn Đức Minh vẫn vô cùng sống động. Ngoài các danh hiệu như: Huân chương Kháng chiến hạng 2, Huân chương Giải phóng, Huân chương Vì nghĩa vụ quốc tế, Huy chương Kháng chiến hạng Nhất, là những ký ức khó quên của biết bao trận đánh oai hùng. Đặc biệt, ông luôn cảm thấy may mắn và tự hào khi được cùng đồng đội chiến đấu, giành thắng lợi và được chứng kiến, được sống trong những giây phút đầu tiên của ngày thống nhất non sông.

Người lính già xúc động kể về khoảnh khắc trong ngày đại thắng

Cựu chiến binh Nguyễn Đức Minh luôn xung kích trong phong trào xóa đói giảm nghèo, xây dựng NTM.

Trở lại với đời thường, người cựu binh từng một thời xông pha lửa đạn tiếp tục phát huy tinh thần xung kích trên mặt trận chống đói nghèo. Từ sự chịu thương chịu khó, sự dạy dỗ nghiêm khắc của người cha, các con ông nay đã trưởng thành, cống hiến sức lực, trí tuệ trong công tác giáo dục. Từ năm 2005 đến nay, ông được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thạch Long.

Ông Lê Đình Thông - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Long cho biết: “Phát huy tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, những năm qua, ông Minh đã cùng ban chấp hành hội có nhiều hoạt động hữu ích, góp phần kết nối, tạo mối đoàn kết, gắn bó của gần 300 hội viên. Những năm qua, Hội Cựu chiến binh xã Thạch Long luôn gương mẫu đi đầu trong phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới, chăm sóc các tuyến đường tự quản, góp phần cùng với các lực lượng bảo vệ tình hình trật tự, trị an trên địa bàn. Các cựu chiến binh còn là những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo”.

Người lính già xúc động kể về khoảnh khắc trong ngày đại thắng

Từ bàn tay, công sức của ông và các cựu binh, cảnh sắc làng quê ngày càng thay đổi.

Người lính năm xưa nay đã bước sang tuổi “thất thập cổ lai hy”, nhưng mỗi dịp tháng tư về, lại cùng đồng đội hội ngộ để ôn lại quá khứ hào hùng. Những câu chuyện như từng mảnh ghép giúp các cựu chiến binh được sống lại trọn vẹn cảm xúc năm nào. Hồi ức ấy cũng là minh chứng sống động, chân thực nhất về những năm tháng chiến đấu kiên cường của quân và dân ta. Giá trị thiêng liêng của mùa xuân đại thắng luôn là bài học quý giá, nhắc nhở mỗi thế hệ hôm nay phải ghi nhớ, trân trọng, tri ân và tự hào.

Chủ đề Cựu binh Hà Tĩnh làm kinh tế giỏi

Đọc thêm

Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.