Người thầy ở Đội Quản lý, vận hành lưới điện cao thế Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - 26 năm gắn bó với ngành điện, ông Trần Quang Hạnh - Đội phó Đội Quản lý, vận hành lưới điện cao thế Hà Tĩnh luôn miệt mài công việc chuyên môn. Ông còn là người thầy của nhiều thế hệ người lao động.

Vừa trở về từ thủ đô Hà Nội với vai trò là Ban Giám khảo cuộc thi cấp chứng chỉ vận hành A1 do Trung tâm Điều độ hệ thống điện Miền Bắc tổ chức, ông Trần Quang Hạnh chia sẻ: "Với nền kiến thức cùng kinh nghiệm thực tiễn, bản thân may mắn được tham gia chấm điểm tại các cuộc thi do Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc tổ chức. Mỗi lần tham gia, bản thân đúc rút nhiều điều và có thêm kinh nghiệm để làm tốt công tác quản lý của mình cũng như hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, người lao động trong Đội Quản lý, vận hành lưới điện cao thế Hà Tĩnh".

Người thầy ở Đội Quản lý, vận hành lưới điện cao thế Hà Tĩnh

Ông Hạnh thường xuyên lên lớp giảng bài cho đội ngũ lao động của Đội Quản lý, vận hành lưới điện cao thế Hà Tĩnh.

Ông Trần Quang Hạnh (SN 1964) quê ở huyện Nam Đàn (Nghệ An). Tốt nghiệp Khoa Cơ điện - Trường Đại học Nông nghiệp 1 (Hà Nội), năm 1987, ông về nhận công tác tại Phòng Công nghiệp, UBND huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) rồi chuyển sang Trung tâm Dạy nghề huyện Nghĩa Đàn (tỉnh Nghệ An). Đến năm 1997, ông được tuyển vào làm việc tại Công ty Điện lực Nghệ An, qua nhiều vị trí công tác.

Năm 2007, ông được điều chuyển về Công ty Lưới điện cao thế Miền Bắc, giữ chức vụ Phó Giám đốc lưới điện cao thế Nam Thanh – Bắc Nghệ. Chính tại đây, ông đã cùng đồng nghiệp bám sát lưới điện, không ngừng tìm tòi, học hỏi để từng bước nâng cao chất lượng lưới điện 110 kV khu vực phía Nam Thanh Hóa và phía Bắc Nghệ An. Cũng trong quãng thời gian này, ông Hạnh được mời đi giảng dạy nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ, người lao động lưới điện cao thế ở nhiều tỉnh, được nhiều thế hệ cán bộ, người lao động vẫn gọi bằng tên thân mật “Thầy Hạnh”.

Năm 2011, ông về nhận công tác tại Chi nhánh Lưới điện cao thế Hà Tĩnh (nay là Đội Quản lý, vận hành lưới điện cao thế Hà Tĩnh). Ông tiếp tục vừa đảm nhận vai trò là cán bộ mẫn cán, vừa “cầm tay chỉ việc” cho đội ngũ công nhân để nâng cao năng lực quản lý, vận hành lưới điện an toàn.

Người thầy ở Đội Quản lý, vận hành lưới điện cao thế Hà Tĩnh

Ông Hạnh trực tiếp “cầm tay chỉ việc”, nâng cao tay nghề cho người lao động.

Ông Hạnh chia sẻ: "Lưới điện 110 kV của Hà Tĩnh được xây dựng từ những năm 90 của thế kỷ trước, quá trình vận hành lâu năm, xuống cấp khá nghiêm trọng. Hơn nữa, lưới điện trải rộng trên nhiều dạng địa hình đồi núi, đồng bằng, trung du, ven biển... nên sự cố lưới cũng khá nhiều. Hồi mới nhận công tác ở Chi nhánh Lưới điện cao thế Hà Tĩnh, toàn tỉnh mới chỉ có 5 trạm biến áp 110 kV (Thạch Linh, Can Lộc, Linh Cảm, Kỳ Anh và Vũng Áng), lưới điện cấp từ 1 nguồn nên tính ổn định không cao. Giai đoạn đầu, tôi đã cùng đồng nghiệp bám hiện trường hàng tháng để làm quen lưới. Theo đó, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình cùng đơn vị xây dựng các phương án sửa chữa, khắc phục sự cố, từng bước nâng cao độ tin cậy cung cấp điện trên địa bàn".

Ngoài làm tốt công tác chuyên môn, ông Hạnh trực tiếp lên lớp bồi dưỡng cho anh em công nhân, cán bộ các kiến thức về mạch nhị thứ và các sự cố liên quan; nguyên lý hoạt động của từng thiết bị trên lưới như: máy cắt, dao cách ly... Cùng đó, rèn luyện cho người lao động sự tự tin khi tiếp xúc với thiết bị và có kỹ năng nhận định, xử lý sự cố trên lưới. Những kiến thức cơ bản được ông Hạnh truyền đạt một cách gần gũi, sinh động thông qua công việc hằng ngày chứ không mang tính lý thuyết, giáo điều, vì thế, tay nghề của công nhân lưới điện cao thế Hà Tĩnh ngày càng nâng cao, gia tăng hiệu quả công việc.

Hiện nay, lưới điện 110 kV Hà Tĩnh đã lớn mạnh với trên 254 km đường dây 110 kV và 12 trạm biến áp 110 KV không người trực. Với vai trò là Đội phó Đội Quản lý, vận hành lưới điện Hà Tĩnh, ông Hạnh không ngừng học hỏi, nâng cao phương pháp điều hành, quản lý. Mặt khác, ông tiếp tục “làm thầy” nâng cao trình độ lý thuyết, thực hành cho anh em trong cơ quan.

Người thầy ở Đội Quản lý, vận hành lưới điện cao thế Hà Tĩnh

Ông Hạnh đã cùng đồng nghiệp nghiên cứu, đưa ra nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn công việc.

Chị Dương Thị Kiều Oanh (SN 1993) - Nhân viên Tổ thao tác lưu, thuộc Đội Quản lý, vận hành lưới điện cao thế Hà Tĩnh chia sẻ: “8 năm công tác, bản thân luôn nhận được sự hỗ trợ về kiến thức, kinh nghiệm của các đồng chí lãnh đạo Đội và cá nhân Đội phó Trần Quang Hạnh. Vì thế, tay nghề của tôi ngày càng vững vàng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, từ ngày 11-15/11 vừa qua, tôi tham gia cuộc thi cấp chứng chỉ vận hành A1 do Trung tâm Điều độ hệ thống điện Miền Bắc tổ chức và may mắn được thầy Hạnh bồi huấn thêm kỹ năng trong nhận định, phán đoán sự cố lưới điện, cách thức xử lý các tình huống... nên đã hoàn thành bài thi khá tốt”.

Theo ông Hà Minh Đông - Đội Trưởng Đội Quản lý, vận hành lưới điện cao thế Hà Tĩnh, với vai trò là người quản lý, đồng chí Hạnh đã năng động, sáng tạo, cùng với ban lãnh đạo tìm các giải pháp nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm thiểu sự cố lưới 110kV. Đặc biệt, đồng chí đã cùng đồng đội nghiêm cứu, đưa ra nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn công việc tại đơn vị như: tạo ra mạch 3U0 từ các TU không có cuộn bảo vệ; chế tạo, lắp đặt mạch báo tín hiệu chuông, ánh sáng khi có chạm đất trên lưới trung tính; chuyển đổi dàn tụ từ cấp điện áp 35 kV sang cấp điện áp 22 kV; chế tạo tủ xả của dàn ắc - quy theo định kỳ... Tấm gương tự học, sáng tạo trong lao động của đồng chí Hạnh đã truyền cảm hứng cho đồng nghiệp, là tấm gương để các cán bộ, công nhân noi theo.

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.