Người thương binh biến đồng hoang thành trang trại tiền tỷ

(Baohatinh.vn) - Gần 40 năm về trước, vùng đất tại thôn 1 (nay là thôn Xuân Sơn) xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) chỉ là bãi đất hoang, vắng dấu chân người. Nhưng “miền đất chết” giờ đây được phủ kín bởi màu xanh của cây trái, trong đó nổi bật nhất vẫn là vườn cây của ông Hoàng Ngọc Trà - thương binh 3/4.

Người thương binh biến đồng hoang thành trang trại tiền tỷ

Ông Hoàng Ngọc Trà trồng cây ổi tím Thái Lan mang lại hiệu quả kinh tế cao

Năm 1974, chàng trai 19 tuổi Hoàng Ngọc Trà (trú tại thôn Vân Hải, xã Cổ Đạm) nhập ngũ lên đường bảo vệ Tổ quốc. Năm 1978, ông xuất ngũ, trở về từ chiến trường biên giới Tây Nam với nhiều vết thương trên mình, hưởng chế độ thương binh 3/4. Năm 1980, huyện Nghi Xuân có chủ trương di dân lên thôn 1 làm kinh tế mới, gia đình ông Trà cùng 20 hộ dân của xã tiên phong khai phá vùng đất hoang.

Bấy giờ, khu vực thôn 1 còn rất hoang sơ, là thách thức lớn cho những người phát triển kinh tế trên vùng đất này. Thế nên, sau một thời gian, nhiều hộ lần lượt "nói lời chia tay", trở lại điểm “xuất phát”. Vợ chồng CCB Hoàng Ngọc Trà cũng bắt đầu dao động. "3 năm đổ mồi hôi, sôi nước mắt, nhưng thành quả chẳng là bao, lại mắc thêm căn bệnh sốt rét nên tôi thối chí, nhiều lúc cứ muốn bỏ hết để trở lại làng cũ" - ông Trà trải lòng.

Người thương binh biến đồng hoang thành trang trại tiền tỷ

Từ đồng hoang, vợ chồng ông đã biến thành trang trại tiền tỷ...

Sau nhiều lần suy đi tính lại, vợ chồng ông quyết định bám trụ và “phủ kín” phần diện tích 2 ha bằng các loại cây ngắn và dài ngày như: Lạc, vừng, mía đỏ, cam, quýt, buởi, na... Ít vốn, thiếu kinh nghiệm nên ông Trà chỉ lấy công làm lãi, không dám thuê người làm.

Tiếp đó, ông cải tạo hồ để nuôi các loại cá nước ngọt, và nhận khoán gần 20 ha đất rừng trồng cây bạch đàn, cây keo. Thành quả dần đến sau nhiều nỗ lực không mệt mỏi của 2 vợ chồng. Trang trại của ông Trà cho thu nhập khá, trở thành một mô hình điển hình của địa phương. Năm 1992, ông Trà được mời báo cáo điển hình tại hội nghị tuyên dương những người làm kinh tế giỏi tỉnh Hà Tĩnh; năm 1994 được Bộ NN&PTNT tặng bằng khen về làm kinh tế giỏi.

Người thương binh biến đồng hoang thành trang trại tiền tỷ

nhờ những vườn cây trái xum xuê...

Thế nhưng, không lâu sau đó, ông Trà liên tiếp thua lỗ khi đầu tư nuôi hươu. Rồi liên tiếp 2 trận lũ kép năm 2010 đã cuốn sạch đồng tôm, cá, khiến gia đình ông thiệt hại lên đến hơn 2 tỷ đồng.

Không nản chí, ông Trà lại khăn gói tìm đến những mô hình làm kinh tế giỏi trong và ngoài tỉnh để học hỏi cách làm ăn. Sau nhiều chuyến đi, với kinh nghiệm tích lũy được, ông cho thanh lý dần các loại cây, con kém hiệu quả, chuyển sang trồng cây hồng vuông, ổi tím Thái Lan, đu đủ Đài Loan và đặc biệt là trồng đào cảnh. Cùng với đó, ngoài ao cá, ông còn nuôi thêm hàng trăm con gà, vịt, nuôi ong lấy mật và 45 con trâu...

Và, những thay đổi này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chỉ tính riêng thu hoạch từ 300 gốc đào, Tết Nguyên đán năm 2017, ông thu được 250 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, những năm gần đây, ông Trà còn nhận bảo vệ 100 ha rừng tại khu vực núi Hồng Lĩnh. Hàng năm, vợ chồng ông thu được từ trang trại hàng tỷ đồng.

Người thương binh biến đồng hoang thành trang trại tiền tỷ

...và ao nuôi đủ các loại tôm, cá năng suất cao.

Đánh giá về người đồng đội, Chủ tịch Hội CCB xã Cổ Đạm, Phan Thanh Quang tự hào cho biết: “Ông Trà là tấm gương tiêu biểu của người thương binh “tàn nhưng không phế”, khu vườn tiền tỷ của ông đạt giải nhì tại Cuộc thi vườn mẫu tỉnh Hà Tĩnh năm 2017. Không chỉ làm kinh tế giỏi, CCB Hoàng ngọc Trà còn tạo tạo việc làm thời vụ cho 20 lao động địa phương, giúp đỡ các hộ gia đình khác vươn lên thoát nghèo".

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.