“Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”

(Baohatinh.vn) - Trước tác của Nguyễn Du khá đồ sộ và đều nổi tiếng; trong đó, 3.254 câu thơ lục bát được dân Việt ôm ấp như thánh thư và từ buổi nó ra đời, quen gọi một cách ngắn gọn, thân thuộc: Truyện Kiều, dù lúc hoài thai, Đại thi hào ký thác tên gọi hàm chứa bao ý chí, tư tưởng sâu xa: Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu đứt ruột mới).

“Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”

Hình tượng Nguyễn Du

Nguồn gốc Truyện Kiều mượn cốt truyện từ cuốn tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân đời nhà Minh bên Trung Quốc. Người viết kiệt tác Truyện Kiều vào lúc nào, hiện nay đang bàn cãi, chưa thống nhất. Việc dựa vào một văn bản văn học viết hay truyền miệng của nước ngoài để sáng tạo nên tác phẩm văn chương nổi tiếng là con đường khá phổ biến trong thực tiễn văn học nhân loại.

Đơn cử vở bi kịch Hamlet (1601) của kịch tác gia William Shakespeare (1564-1616) - đại văn hào nước Anh mà về sau C.Mác và F.Angghen kêu gọi những nhà viết kịch thế giới “Hãy Shakespeare hóa”, vốn bắt nguồn từ truyện dân gian Đan Mạch thời trung cổ. Bởi khuôn khổ bài viết, chúng tôi không nêu ra đây nhiều áng văn bất hủ của Văn học cổ điển Pháp thế kỷ XVII, mô phỏng Hy Lạp - La Mã và của Andersen (1805-1875) Đan Mạch, nhà văn được trẻ thơ nhân loại kỷ niệm ngày sinh mỗi năm.

Câu chuyện và vấn đề cần nói ở đây là gì? Là mượn cốt truyện nhưng các tác giả vĩ đại ấy đã sáng tạo ra Một thế giới nghệ thuật mới, không còn dấu vết của cội nguồn. Trường hợp Tố Như làm nên Truyện Kiều - đỉnh cô sơn chót vót của nền thi ca dân tộc Việt Nam và nổi tiếng thế giới, “vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, là tác phẩm chung cho cả loài người” (lời Nam Cao trong Đời thừa) là như thế!

“Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”

Tác phẩm Truyện Kiều do NXB Trẻ ấn hành

Ở trên, chúng tôi có nói: Nguyễn Du đã sáng tạo Một thế giới nghệ thuật mới. Đúng như thế. Và, thế giới nghệ thuật trong Truyện Kiều, đậm chất Việt Nam và mang hồn cốt dân tộc ta. Trước hết là về ngôn ngữ và thể loại. Từ một tiểu thuyết chương hồi chữ Hán, Nguyễn Du chuyển hóa hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ (chữ Nôm) và dùng thể thơ lục bát thoát thai từ ca dao, dân ca Việt, có khả năng và sức mạnh đi sâu vào nội tâm con người, lại viết thành truyện thơ - thể tài của riêng nước ta, nở rộ trong truyện thơ dân gian và truyện thơ cổ điển trung đại ở thế kỷ XVIII.

Ngôn ngữ văn học trong Truyện Kiều, với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta cũng phải nói rằng: “Miễn góp ý kiến” bởi “như được dệt bằng ánh sáng” (Nguyễn Đình Thi). Kế nữa, quan trọng hàng đầu, với Truyện Kiều, Đại thi hào dân tộc đã tái tạo, cao hơn: Sáng tạo một thiên nhiên, trời đất, hoa cỏ… Việt Nam có không biết cơ man nào là giống cây, giống hoa, có buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối… phiêu diêu tạo vật giang san này.

“Văn học là nhân học” (M.Gorki). Con người Việt Nam đậm hồn cốt dân tộc Việt, gồm đủ hạng người, nghề nghiệp, hoạt động… vô cùng sống động trong Truyện Kiều. Nếu dùng phép so sánh văn học giữa những con người trong Kim Vân Kiều truyện của cuốn tiểu thuyết hầu như vô danh mà văn học sử Trung Hoa dường như quên lãng với những con người đáng yêu, đáng kính như Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải… (dù vẫn có hạn chế theo quan điểm rất hiện đại về cách nhìn con người của Nguyễn Du) và một số lũ ác nhân như Hoạn Thư, Mã Giám Sinh, ta sẽ thấy sự khác biệt rất rõ ràng từ hành vi, việc làm, nhất là lối sống, cách nghĩ tận nội tâm các nhân vật.

Sự khác biệt này, theo chúng tôi, phải chăng có thể khái quát hóa: Sự khác biệt giữa con người Trung Hoa và Việt Nam?! Thi sĩ Chế Lan Viên thật có lý: "Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn".

Nguyễn Du mang sứ mệnh cao cả của người làm nghệ thuật và thực thi viên mãn sứ mệnh đó: Đi tìm cái đẹp và tôn vinh cái đẹp Việt Nam gửi đến nhân loại!

“Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”

Ngày 10/5/2018, Chị Song Hương (người thứ hai từ phải sang) trao tặng Ban quản lý di tích Nguyễn Du bộ 7 CD và 7 DVD phổ nhạc toàn bộ Truyện Kiều của nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện ở Pháp, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Âu châu (Ảnh: Anh Hoài).

Từ câu chuyện Đại thi hào đất Việt, quê cha Hà Tĩnh, mượn cốt truyện từ một sáng tác của Trung Quốc để tạo nên Đoạn trường tân thanh, Truyện Kiều, ngày nay chúng ta có được nhiều kết luận rất lớn về lý luận và thực tiễn sáng tác văn học nghệ thuật. Nguyễn Du đã tiếp biến (tiếp thu và biến đổi) và sáng tạo từ một dấu tích văn hóa, văn học ngoại quốc.

Người đã đi những bước đầu về sự giao lưu văn hóa, văn học Việt - Trung. Và, quan trọng nhất, Người đã làm nên sứ mệnh: Đóng góp, cống hiến cho văn học nhân loại bằng sáng tác của dân tộc Việt Nam - một kiệt tác biểu thị sự trường tồn của ngôn ngữ Việt Nam, của dân tộc Việt Nam: “Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn. Tiếng ta còn thì nước ta còn” (học giả Phạm Quỳnh).

  • “Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”
    Tưởng niệm lần thứ 198 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du

    Sáng 19/9, tại Khu lưu niệm Nguyễn Du (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), Sở VH-TT&DL và Văn phòng đại diện Hội Kiều học Việt Nam tại Hà Tĩnh phối hợp tổ chức Lễ dâng hương nhân 198 năm ngày mất danh nhân văn hóa thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du. Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Văn Thạch đến dự.

  • “Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”
    Vọng tâm tài Đại thi hào Nguyễn Du

    Hàng năm, cứ mỗi dịp đến ngày kỵ Đại thi hào Nguyễn Du (quê xã Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh), tôi lại thường nhớ câu nói của Mộng Liên Đường (nhà văn Nguyễn Đăng Tuyển): “Nếu không có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy”.

Nhà giáo ưu tú, hội viên Hội Kiều học Việt Nam

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.
Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Thờ cá Ông (cá Voi) là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của cư dân sinh sống ven biển Việt Nam. Nhiều vùng ở Hà Tĩnh, người dân thờ cá Ông như một vị thần biển linh thiêng.
Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Với điểm IELTS 8.0, “thần đồng tiếng Anh” Nguyễn Lê Bảo Chung (lớp 6A7, Trường Albert Einstein Hà Tĩnh) đã trở thành 1 trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt số điểm này với kỹ năng Reading đạt tuyệt đối 8.0, Speaking 8.5, Listening 8.5 và Writing 7.0.
Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Nguyễn Phi Sài là một nhân vật lịch sử có nhiều công lao, đóng góp dưới thời Lê Trung Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Hiện nay, dòng họ Nguyễn Phi ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ nhiều di sản quý mà ông để lại.
Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Bằng thủ pháp nghệ thuật điểm xuyết chấm phá, đấng tạo hóa điểm thêm lên miền duyên hải Kỳ Anh (Hà Tĩnh) những điểm nhấn thẩm mỹ say đắm lòng người...