Nhà thờ họ Lê Khắc Mầu chính thức là di tích LS-VH cấp tỉnh Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Sáng nay (2/10), xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) và con cháu dòng họ tổ chức lễ đón nhận Bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Nhà thờ họ Lê Khắc Mầu. Đây là di tích lịch sử văn hóa thứ 13 ở Xuân Liên được xếp hạng.

Nhà thờ họ Lê Khắc Mầu chính thức là di tích LS-VH cấp tỉnh Hà Tĩnh

Đại dện Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch Hà Tĩnh, lãnh đạo huyện Nghi Xuân, xã Xuân Liên trao Bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh cho đại diện dòng họ Lê Khắc Mầu.

Nhà thờ họ Lê Khắc Mầu (thôn Lâm Hải, xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân) được con cháu xây dựng để thờ vị tổ họ Lê.

Theo gia phả, dòng họ Lê Mầu có gốc gác ở tỉnh Thanh Hóa.

Nhà thờ họ Lê Khắc Mầu chính thức là di tích LS-VH cấp tỉnh Hà Tĩnh

Đông dảo người dân tham gia lễ rước Bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

Năm 1486, đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497), ông Lê Khắc Mầu còn có tên gọi khác là Lê Dân (không rõ năm sinh năm mất) đã cùng một số người thuộc các dòng họ Trần, họ Nguyễn về vùng đất này khai phá, chiêu dân lập ấp gây dựng nên làng Cam Lâm, tồn tại và phát triển đến ngày nay.

Sau khi qua đời, ông Lê Khắc Mầu được nhân dân tôn xưng làm thành hoàng làng được thờ phụng tại đền Bản Cảnh.

Nhà thờ họ Lê Khắc Mầu chính thức là di tích LS-VH cấp tỉnh Hà Tĩnh

Đội nghi lễ tham gia lễ rước

Trong những năm chiến tranh, nhà thờ bị tàn phá và hư hỏng nặng nề nên con cháu trong dòng họ đã di dời cách vị trí cũ 700m.

Hiện tại, nhân dân làng Cam Lâm cùng con cháu trong dòng họ thờ tự ông theo tín ngưỡng nghi lễ truyền thống của dân tộc, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của cho ông.

Đọc thêm

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Tại Hà Tĩnh, ngày càng nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã xuất hiện và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng bằng những việc làm thiết thực nhất.
Phố trong lòng sông...

Phố trong lòng sông...

Tôi vẫn thường nghĩ về sự ưu ái của thiên nhiên khi trong những biến đổi địa chất đã để lại cho thành phố Hà Tĩnh địa hình ba mặt sông bao quanh...
Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Dù không phải là lễ trọng như tết Nguyên đán nhưng từ lâu, tết Đoan ngọ (mồng 5/5 âm lịch) vẫn là nét văn hóa truyền thống được nhiều người dân Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.