Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân ngày giỗ Vua Mai Hắc Đế

(Baohatinh.vn) - Để tỏ lòng thành kính tới vị vua đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hoan Châu, chống lại quân xâm lược nhà Đường vào đầu thế kỷ thứ VIII, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, tâm linh, hướng về cội nguồn nhân 1.300 năm ngày mất của Vua Mai Hắc Đế.

Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân ngày giỗ Vua Mai Hắc Đế

Theo đó, cách đây gần 1 tháng, các hoạt động chuẩn bị, chỉnh trang, dọn dẹp... đã gấp rút được triển khai. Đặc biệt, từ ngày 1/2 đến nay (tức ngày 11 – 13 âm lịch), cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại đền thờ Vua Mai ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà.

Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân ngày giỗ Vua Mai Hắc Đế

Sáng 1/2, người dân ở 7 thôn trong trong xã tổ chức gói và nấu bánh chưng làm lễ vật cúng tế. Những người có “tay nghề” cao, tâm huyết đã được lựa chọn để làm 7 cỗ bánh chưng xanh (mỗi thôn 1 cỗ) cúng Vua Mai.

Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân ngày giỗ Vua Mai Hắc Đế

Sáng ngày 2/2, người dân các thôn tiến hành cung tiến lễ vật về đền thờ Vua Mai ở thôn Mai Lâm (xã Mai Phụ). Các lễ vật như: bánh chưng, xôi gà, hương thơm, hoa tươi, cao trầu... được dâng lên với tấm lòng thành kính, linh thiêng.

Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân ngày giỗ Vua Mai Hắc Đế

Cỗ cúng Vua Mai năm nay có khoảng 1.800 chiếc bánh chưng được gói rất đều, vuông, đẹp, trang trí bắt mắt. Sau cúng giỗ, số bánh chưng này được phát cho các hộ gia đình trong xã và du khách đến dâng hương để hưởng lộc của Vua.

Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân ngày giỗ Vua Mai Hắc Đế

Các cỗ gà tiến Vua được làm rất công phu, tỷ mẩn, sạch sẽ: cắt tiết trong miệng (tránh để lại vết mổ bên ngoài), da sáng, đầu không bị thâm, thế đứng cao, dáng bay, luộc chín...

Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân ngày giỗ Vua Mai Hắc Đế

Chào mừng 93 năm ngày thành lập Đảng và 1.300 năm ngày mất của Vua Mai Hắc Đế, chiều 2/2, Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện Lộc Hà phối hợp với xã Mai Phụ tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 ngay tại cổng đền thờ Vua Mai.

Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân ngày giỗ Vua Mai Hắc Đế

Sau bài “Thơ thần” của Lý Thường Kiệt và bài “Nguyên tiêu” của Hồ Chí Minh, những người yêu thơ trên địa bàn cũng đã được trình bày, thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật của mình và các bạn thơ sáng tác.

Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân ngày giỗ Vua Mai Hắc Đế

Sáng 3/2 tế lễ (giỗ chính thức), đông đảo du khách thập phương và bà con nhân dân quanh vùng về dự.

Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân ngày giỗ Vua Mai Hắc Đế

Trong phần tế lễ, Chủ tịch UBND xã Mai Phụ Nguyễn Xuân Bắc đảm nhận vai trò chủ tế. Những người cao tuổi, có uy tín trong cộng đồng, có nhiều đóng góp cho xã hội... cũng được tham gia phục vụ tế lễ. Lễ cúng tế diễn ra trang nghiêm, thành kính, mang đậm không khí linh thiêng và giàu bản sắc văn hóa.

Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân ngày giỗ Vua Mai Hắc Đế

Sau phần tế lễ, lãnh đạo các sở, ngành, huyện Lộc Hà, đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn đã tổ chức dâng hương. Trước anh linh của bậc tiền nhân, mọi người cùng nhau cầu cho quốc thái, dân an, mùa màng tươi tốt, biển đầy cá tôm và người người, nhà nhà luôn được bình yên, khang thái.

Lễ giỗ Vua Mai được tổ chức nhằm góp phần phát huy truyền thống “uống nư­ớc nhớ nguồn”, khơi dậy lòng tự hào dân tộc; phục vụ nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, tâm linh của Nhân dân; tạo không khí phấn khởi, cổ vũ, động viên Nhân dân thi đua lao động sản xuất, xây dựng NTM...

Chủ tịch UBND xã Mai Phụ Nguyễn Xuân Bắc

Chủ đề Lễ hội

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.