Nhiều người hiểu chưa đúng việc dùng vảy tê tê để chữa bệnh

Trong khuôn khổ chiến dịch “Cứu tê tê” thuộc chương trình “Không có người mua - Không còn kẻ giết,” sáng 25/3, Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển (CHANGE) phối hợp Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã WildAid tổ chức hội thảo “Vảy tê tê và những điều chưa biết trong y học cổ truyền.”

nhieu nguoi hieu chua dung viec dung vay te te de chua benh

Vảy tê tê nhập lậu. (Ảnh minh họa: TTXVN phát)

Thông tin về loài động vật này, bác sỹ Lê Hùng, Chủ tịch Hội Đông y và Châm cứu Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tê tê dân gian quen gọi là con trút, là loài động vật duy nhất trên thế giới có vảy.

Trong y học cổ truyền, vảy tê tê có tên là vị thuốc xuyên sơn giáp, có vị mặn, tính hơi hàn, thông kinh lạc, trừ phong, hoạt huyết, tiêu ung nhọt, lợi tia sữa…

Ngoài ra, trong dân gian có những lời đồn thổi cho rằng, tê tê có thể điều trị bệnh đái tháo đường, tăng cường sinh lực, tăng cường ham muốn tình dục, điều trị ung thư…

Tuy nhiên, theo bác sỹ Lê Hùng những lời đồn thổi này là không có căn cứ khoa học. Khoa học cũng chứng minh, xương thịt và nội tạng của tê tê không có tác dụng điều trị đặc hiệu cho một bệnh chứng nào cả.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Bay, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, vảy tê tê là một vị thuốc đã được sử dụng để điều trị bệnh từ xa xưa.

Trong y văn của y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc ghi nhận, vảy tê tê là một vị thuốc trong bài thuốc điều trị chứng phong thấp, tê cứng đau nhức các khớp xương, sốt do đờm tích, lao hạch, mụn nhọt mới phát chưa vỡ mủ, bế kinh, tắc tia sữa…

Từ phân tích trên, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Bay cho biết, đây mới chỉ là dựa trên kinh nghiệm dân gian chứ chưa có căn cứ khoa học nào cả.

Thậm chí nếu sử dụng vảy tê tê không đúng cách có thể gây nguy hiểm bởi bản chất trong những chiếc vảy của loài động vật này có chứa độc tố, có thể gây ung thư.

Vì vậy, theo Phó Giáo sư Nguyễn Thị Bay, người dân có thể sử dụng các vị thuốc khác trong y học cổ truyền để thay thế cho vảy tê tê, vừa an toàn mà giá thành lại rẻ hơn nhiều như sử dụng hương thảo, bồ công anh, cúc tần để điều trị tắc tia sữa hay sử dụng ngải cứu, ích mẫu để điều trị bế kinh, đau bụng…

Theo thống kê của tổ chức bảo vệ động vật hoang dã WildAid, tê tê là động vật có vú bị săn bắn và buôn bán trái phép nhiều nhất trên thế giới. Tê tê bị buôn bán chủ yếu để lấy thịt, vảy, máu, bào thai.

Trong một thập kỷ qua, đã có khoảng 1 triệu con tê tê hoang dã bị săn bắt và buôn bán khiến số lượng tê tê suy giảm một cách báo động.

Còn tại Việt Nam, chỉ trong 10 năm qua các cơ quan chức năng đã tịch thu 54,8 tấn tê tê và 14,7 tấn vảy tê tê. Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có nhu cầu tiêu thụ tê tê lớn nhất trên thế giới.

Hiện Việt Nam có 2 loài tê tê là tê tê vàng và tê tê Java nhưng cả hai đều đang trong tình trạng có nguy cơ tuyệt chủng cao./.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?