Nhiều tuyến đường bị chia cắt cục bộ, hoa màu ngập úng

(Baohatinh.vn) - Mưa lớn kéo dài từ chiều tối 24/5 đến rạng sáng 25/5 đã khiến nhiều khu vực tại Hà Tĩnh bị ngập sâu, gây thiệt hại nặng nề về tài sản.

bqbht_br_img-0241-copy.jpg
bqbht_br_img-0240-copy.jpg
Một số tuyến đường, nhà dân ở xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) ngập sâu, bị chia cắt cục bộ.

Huyện Cẩm Xuyên là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng khá nặng nề. Theo thông tin mới nhất từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, lượng mưa tại khu vực hồ Kẻ Gỗ lên đến 433 mm, cùng với các điểm như Cẩm Hưng (234 mm), hồ Sông Rác (257 mm), hồ Thượng Tuy (270,8 mm) đều ghi nhận lượng mưa rất lớn. Mưa kéo dài nhiều giờ khiến mực nước trên các sông dâng nhanh, gây ngập lụt cục bộ tại nhiều xã.

Video: Mưa lớn gây ngập sâu ở thôn Kênh (xã Cẩm Thành).

Tại thôn Kênh, xã Cẩm Thành, người dân phải nỗ lực di chuyển lúa trong đêm để tránh lũ. Ông Nguyễn Thanh Hải chia sẻ: "Lũ lên nhanh quá, chúng tôi không kịp trở tay. Bà con phải huy động hết nhân lực để di chuyển lúa, tránh bị nước lũ gây mọc mầm”.

bqbht_br_img-0235-copy.jpg
Người dân thôn Kênh (xã Cẩm Thành) kê cao lúa để đảm bảo an toàn tài sản.

Ông Nguyễn Đình Long - Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Thành cho biết: "Tình hình ngập lụt diễn biến rất nhanh, chúng tôi đã chỉ đạo bà con tập trung cứu tài sản, đặc biệt là lúa đang vào vụ. Đồng thời, lực lượng chức năng cũng đang khẩn trương rà soát các hộ dân vùng trũng thấp để đảm bảo an toàn về người, chuẩn bị phương án di dời nếu tình hình tiếp tục diễn biến xấu. Xã cũng đã cử cán bộ xuống tận nơi để hỗ trợ bà con di chuyển tài sản và nắm bắt thiệt hại ban đầu".

Các xã Cẩm Mỹ, Cẩm Thạch, Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên) cũng bị ảnh hưởng khá nặng. Hiện, chính quyền địa phương và các lực lượng đang hỗ trợ bà con di chuyển tài sản lên cao để hạn chế thiệt hại.

Tại huyện Vũ Quang, mưa lớn từ ngày 24 đến rạng sáng 25/5 đã khiến mực nước sông Ngàn Sâu dâng cao. Nhiều vùng hạ du bị ngập sâu, đặc biệt là các xã: Đức Lĩnh, Đức Liên, Đức Giang, Đức Bồng... Một số khu vực ở xã Đức Lĩnh nước lũ dâng cao hơn 1m, nhiều tuyến đường bị cô lập hoàn toàn như ở thôn Cừa Lĩnh, Mỹ Ngọc, Yên Du.

bqbht_br_img-0239-copy.jpg
Tuyến đường trục thôn Yên Du (xã Đức Lĩnh) bị chia cắt hoàn toàn.

Đặc biệt, tại xã Đức Hương, hơn 15 ha lúa xuân bị ngập sâu trong nước. Đây là thiệt hại lớn đối với bà con nông dân khi lúa đang trong giai đoạn thu hoạch.

bqbht_br_img-0243-copy.jpg
Hàng chục ha lúa xuân ở xã Đức Hương (Vũ Quang) đối mặt với nguy cơ mất trắng do bị ngập sâu.

Ông Phan Quốc Bảo - Chủ tịch UBND xã Đức Hương chia sẻ: "Tình hình lũ lụt năm nay diễn biến rất nhanh và phức tạp. Lượng mưa lớn đột ngột khiến nước sông Ngàn Sâu dâng cao, nhấn chìm hàng chục ha lúa của bà con. Chúng tôi đã và đang huy động mọi nguồn lực, kêu gọi bà con chủ động kê cao đồ đạc, di chuyển gia súc, gia cầm đến nơi an toàn, đặc biệt là kiểm tra, rà soát các hộ dân ở vùng trũng thấp, vùng nguy hiểm để sẵn sàng sơ tán khi cần thiết. Hiện tại, xã đang tập trung đánh giá cụ thể thiệt hại về lúa và hoa màu để đề xuất phương án hỗ trợ kịp thời cho người dân, giúp bà con sớm ổn định cuộc sống sau lũ".

bqbht_br_eb6f14532da898f6c1b9-copy.jpg
Mưa lớn khiến 150 hộ dân ở xã Kỳ Văn (huyện Kỳ Anh) bị ngập sâu, cô lập; nhiều tài sản bà con phải di chuyển đến nơi an toàn để hạn chế thiệt hại.

Tại xã Kỳ Văn (huyện Kỳ Anh), mưa lớn khiến 150 hộ bị ngập sâu, cô lập, mực nước lũ từ 30 cm - 1m. Hiện, chính quyền địa phương và các lực lượng đang hỗ trợ bà con ứng cứu tài sản, di chuyển người đến nơi an toàn trong tình huống xấu.

bqbht_br_bb873f3e39c58c9bd5d4-copy.jpg
Người dân xã Hà Linh (Hương Khê) lo kê cao tài sản, đồ đạc trong đêm.

Tại huyện Hương Khê, TX Kỳ Anh cũng ghi nhận tình trạng mưa lớn gây ngập úng nhiều hộ dân. Mặc dù chưa có thống kê cụ thể về thiệt hại, nhưng tình hình ngập cục bộ đã ảnh hưởng đáng kể đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con.

bqbht_br_img-0238-copy.jpg
Mưa lớn khiến nhiều nơi thấp trũng bị ngập sâu.

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, mưa lớn đã khiến một số khu vực thấp, trũng bị ngập sâu, ảnh hưởng đến diện tích lúa vụ xuân ngoài đồng chưa thu hoạch và kể cả số lượng lúa đã thu hoạch về nhà. Ban đã bố trí trực ban 24/24h để nắm tình hình thiên tai, thông tin đến các địa phương; tham mưu xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra.

bqbht_br_500979362-1003982898557149-6431380807337506935-n.jpg
Lực lượng công an hỗ trợ người dân xã Thạch Ngọc (Thạch Hà) di dời tài sản đến nơi an toàn. Ảnh Công thông tin Công an tỉnh.

Mưa lớn diện rộng và dồn dập trong thời gian ngắn đã khiến một số khu vực trên địa bàn tỉnh bị ngập sâu. Chúng tôi đang theo dõi sát sao diễn biến của mưa lũ, đặc biệt là mực nước tại các hồ đập và các con sông lớn để có những chỉ đạo kịp thời. Ưu tiên hàng đầu hiện nay là đảm bảo an toàn về tính mạng cho người dân, đặc biệt là các khu vực trũng thấp, có nguy cơ sạt lở. Chúng tôi đã yêu cầu các địa phương khẩn trương rà soát, thống kê thiệt hại ban đầu về lúa, hoa màu, gia súc, gia cầm để có phương án hỗ trợ kịp thời cho bà con, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó với diễn biến xấu hơn của thời tiết. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chủ động phòng tránh thiên tai cho người dân.

Ông Trần Đức Thịnh - Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Hà Tĩnh

Chủ đề Thiên tai - bão lũ

Đọc thêm

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.
Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.
Chống hạn sớm cho cây chè

Chống hạn sớm cho cây chè

Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.
Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chính quyền huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân khoan giếng, lắp đặt thêm hệ thống tưới tự động... để chống hạn cho cây chè.
Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Tháng năm về mang theo hương lúa chín lan xa trên khắp cánh đồng ở Hà Tĩnh. Tiếng máy gặt hòa cùng nhịp lao động hối hả của người dân tạo nên bức tranh quê sinh động.
Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Người dân các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân chín sớm. Năm nay, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng nhờ gieo cấy đúng lịch thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật nên lúa vẫn phát triển tốt.
Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh luôn kiên trì thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình để bảo vệ cho những cánh rừng luôn xanh tươi, an toàn.
Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Chăn nuôi hươu sao đang mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khi nhiều địa phương nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã...