Những chủ thể làm khởi sắc nông thôn mới huyện ven biển Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Những người nông dân ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế và xây dựng huyện nông thôn mới.

Những chủ thể làm khởi sắc nông thôn mới huyện ven biển Hà Tĩnh

Chỉ riêng nuôi vịt thương phẩm, vịt đẻ, ấp trứng bán, mỗi năm nông dân Nguyễn Thị Phương ở xã Tân Lộc đạt doanh thu từ 1,5 - 1,7 tỷ đồng.

Xung kích làm giàu ở nông thôn

Nhiều năm nay, gia đình chị Nguyễn Thị Phương ở thôn Tân Trung (xã Tân Lộc) đều xếp tốp đầu trong danh sách nông dân làm kinh tế giỏi ở huyện Lộc Hà. Từ con số không lúc lập nghiệp, người nông dân giàu nghị lực này đã biến hơn 2 ha đồng hoang, chiêm trũng thành mô hình trang trại tổng hợp trồng lúa, nuôi cá, nuôi vịt, trâu bò, bồ câu, ấp trứng vịt. Mô hình của gia đình chị đã trở thành địa chỉ cho nhiều nông dân đến tham quan, học hỏi.

Chị Nguyễn Thị Phương chia sẻ: “Sau hơn 20 năm lập nghiệp, đến nay, mỗi năm trang trại của gia đình tôi cho doanh thu khoảng gần 4 tỷ đồng, trừ chi phí sản xuất còn lợi nhuận khoảng 600 triệu đồng. Nguồn thu nhập này đã giúp gia đình tôi có cuộc sống vững vàng, nuôi dạy con cái ăn học tốt và hỗ trợ bà con xung quanh kinh nghiệm làm kinh tế”.

Những chủ thể làm khởi sắc nông thôn mới huyện ven biển Hà Tĩnh

Mô hình nuôi lươn không bùn cho hiệu quả kinh tế cao của nông dân Đặng Quang Thanh ở xã Ích Hậu.

Cùng với gia đình chị Phương, ở Lộc Hà hiện có khoảng 500 mô hình kinh tế (doanh thu từ vài trăm triệu đến hơn 10 tỷ đồng mỗi năm) do nông dân làm chủ ở tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

Trong số này có thể kể đến: Đặng Quang Thanh ở xã Ích Hậu (nuôi lươn); Hồ Xoan ở xã Hồng Lộc (trồng cây ăn quả);Nguyễn Như Nuôi ở xã Thịnh Lộc (chăn nuôi dê, bò, lợn); Nguyễn Hồng Cường ở xã Hộ Độ (nuôi chồn); Lê Thị Loan ở xã Thạch Châu (nuôi tôm và ngao); Trần Văn Ân, Trần Văn Minh ở thị trấn Lộc Hà (nuôi tôm công nghệ cao); Lê Xuân Hùng và Nguyễn Văn Việt ở xã Mai Phụ (nuôi ngao)...

Những trang trại, gia trại, cơ sở sản xuất có tính bền vững và lan tỏa lớn ở Lộc Hà đã giúp người nông dân làm giàu chính đáng và tạo điểm nhấn trong bức tranh sản xuất ở nông thôn.

Những chủ thể làm khởi sắc nông thôn mới huyện ven biển Hà Tĩnh

Nông dân trẻ Nguyễn Văn Chiến ở xã Thạch Mỹ mỗi năm lợi nhuận 400 - 500 triệu đồng từ buôn bán và nuôi nhốt các loại bò lai.

Bà Trần Thị Bích Hà - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lộc Hà cho biết: “Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu đang ngày một lan tỏa ở Lộc Hà và được gắn liền với thực hiện các chương trình phát triển KT - XH, xây dựng NTM của mỗi địa phương.

Năm 2023, toàn huyện có 7.261 hộ được công nhận đạt danh hiệu hộ nông dân SXKD giỏi các cấp, 82 nông dân được vinh danh điển hình tiên tiến cấp huyện, 9 cá nhân điển hình tiên tiến cấp tỉnh. Hoạt động sản xuất của nông dân ngày càng phát triển đã giúp cải thiện đời sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 6,84%, thúc đẩy KT-XH phát triển, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng NTM”.

Những chủ thể làm khởi sắc nông thôn mới huyện ven biển Hà Tĩnh

Nhiều nông dân ở Lộc Hà đã sản xuất cánh đồng lớn với diện tích trên 5 ha lúa/vụ.

Khẳng định vai trò chủ thể trong xây dựng NTM

Những năm gần đây, ngoài chăm lo phát triển sản xuất để có mức thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/người/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 3,8%, nông dân xã Mai Phụ còn tích cực vào cuộc, phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng NTM.

Hơn 10 năm qua, bà con đã liên tục đóng góp công sức, kinh phí, tài sản để xây dựng bộ mặt thôn quê ngày càng khởi sắc. Họ là nhân tố chính đưa Mai Phụ về đích NTM nâng cao vào năm 2021, phấn đấu đạt chuẩn kiểu mẫu vào năm 2024.

Những chủ thể làm khởi sắc nông thôn mới huyện ven biển Hà Tĩnh

Nông dân xã Mai Phụ hiến đất, hiến cây, phá bỏ bờ rào để mở đường theo tiêu chí xã NTM kiểu mẫu.

Ông Đào Anh Văn - Chủ tịch Hội Nông dân xã Mai Phụ thông tin: “Dưới sự tập hợp, động viên của tổ chức hội, nông dân trên địa bàn đã xem xây dựng NTM là nhiệm vụ thường xuyên. Từ năm 2018 đến nay, các hội viên đã đóng góp được hàng tỷ đồng tiền mặt, trên 5.000 ngày công lao động, hiến 20.000 m2 đất để xây dựng các công trình phúc lợi; xóa bỏ 85 công trình vệ sinh và di dời hàng trăm công trình phụ, lắp đặt 450 hố xử lý nước thải sinh hoạt, đổ bê tông 7,5 km đường các loại; hoàn thành 7/7 khu dân cư kiểu mẫu, xây dựng 42 vườn mẫu, xóa 165 vườn tạp... ”.

Những chủ thể làm khởi sắc nông thôn mới huyện ven biển Hà Tĩnh

Nông dân Hồng Lộc chặt cây, phá dỡ tường rào và công trình phụ để hiến đất, mở đường, xây dựng xã NTM nâng cao.

Cũng như Mai Phụ, hội nông dân các xã, thị trấn ở Lộc Hà đã tập hợp, động viên, tổ chức cho các hội viên thực hiện từng phần việc, từng tiêu chí, đóng góp công sức và tiền của để hướng tới mục tiêu chung; trong đó nổi bật nhất là hội nông dân các xã: Thạch Châu, Thịnh Lộc, Hộ Độ, thị trấn Lộc Hà, Hồng Lộc...

Với tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân thụ hưởng”, nông dân trên địa bàn đã vào cuộc tích cực, góp phần đưa 100% xã về đích NTM trước năm 2019, hiện có 2 xã đạt chuẩn nâng cao và đang phấn đấu cuối năm nay huyện sẽ được công nhận đạt chuẩn NTM.

Những chủ thể làm khởi sắc nông thôn mới huyện ven biển Hà Tĩnh

Nông dân xã Phù Lưu tham gia đổ lề mở rộng đường quê.

Bà Trần Thị Bích Hà - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lộc Hà thông tin thêm: “Trong 5 năm qua (2018 – 2023), hội viên hội nông dân toàn huyện đã đóng góp 150.420 ngày công lao động, hiến 36.542 m2 đất để xây dựng các công trình phúc lợi và hàng chục tỷ đồng tiền mặt để xây dựng NTM.

Bà con cũng đã trực tiếp tham gia làm mới và sửa chữa 10.382 km đường giao thông, 1.365 km kênh mương nội đồng, xây dựng, chỉnh trang hàng trăm nhà văn hóa và khu vui chơi giải trí thôn, làm 241 vườn mẫu, chỉnh trang 1.382 vườn hộ. Bà con còn đảm nhận quản lý 98 đoạn đường sáng – xanh - sạch - đẹp, xây dựng 436 hố lắng xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình, gần 600 hố thu gom và phân loại xử lý rác...”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.