Những người thầm lặng đồng hành cùng bệnh nhân

(Baohatinh.vn) - Cùng với nỗ lực của bác sỹ, sự tận tâm chăm sóc của lực lượng điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên đã giúp cho hành trình điều trị của người bệnh tại các cơ sở y tế Hà Tĩnh diễn ra thuận lợi, sớm phục hồi sức khoẻ.

Những người thầm lặng đồng hành cùng bệnh nhân

Điều dưỡng Lê Xuân Quảng cần mẫn chăm sóc bệnh nhân.

Tại BVĐK huyện Đức Thọ, Khoa Nội là nơi thường có nhiều bệnh nhân đến điều trị nội trú nhất, trong đó, phần lớn là người già bị nhiều bệnh mãn tính. Làm sao để chăm lo, hỗ trợ tốt nhất cho người bệnh trong việc di chuyển là điều mà đội ngũ y, bác sỹ trong khoa luôn trăn trở.

Từ thực tiễn đó, điều dưỡng Lê Xuân Quảng (Khoa Nội) đã cho ra đời sáng kiến cải tiến xe phục vụ bệnh nhân, giúp cán bộ y tế và người bệnh thuận lợi hơn trong quá trình chăm sóc, điều trị. Trước đây, trong trường hợp bệnh nhân đang duy trì thở oxy mà cần thiết phải đi làm cận lâm sàng để phục vụ chẩn đoán bệnh thì bệnh viện phải sử dụng thêm bình oxy, bóp bóng ambu và cần thêm nhân viên mang theo bình oxy trong suốt quá trình di chuyển. Điều dưỡng Lê Xuân Quảng đã nghiên cứu cải tiến xe lăn trang bị được bình oxy đi kèm. Xe lăn sau khi được cải tiến vẫn đáp ứng được những ưu điểm như: nhẹ nhàng, dễ mang theo, gấp lại nhỏ gọn sau khi sử dụng và cho phép người bệnh hoàn toàn không phải vận động.

Những người thầm lặng đồng hành cùng bệnh nhân

Điều dưỡng viên nỗ lực, tận tâm phục hồi chức năng tay và bàn tay cho bệnh nhân bị tai biến mạch máu não (Ảnh tư liệu)

Cho đến nay, sáng kiến này đang được áp dụng tại tất cả các khoa lâm sàng của bệnh viện. Đồng thời, sáng kiến cũng vinh dự đạt giải khuyến khích tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ XVI năm 2021.

Điều dưỡng Lê Xuân Quảng chia sẻ: “Là một điều dưỡng, tôi luôn xác định phải luôn hết lòng chăm sóc người bệnh. Việc cải tiến xe phục vụ bệnh nhân cũng chỉ là mong muốn góp phần nhỏ bé của mình để hỗ trợ, giúp đỡ cho người bệnh”.

Những người thầm lặng đồng hành cùng bệnh nhân

Chị Lê Thị Cầu – Điều dưỡng trưởng (BVĐK TP Hà Tĩnh) hoà nhã, ân cần với người bệnh.

BVĐK TP Hà Tĩnh mỗi ngày tiếp nhận từ khoảng trên 1.000 bệnh nhân vào thăm khám. Số lượng bệnh nhân đông kéo theo khối lượng công việc khổng lồ mà các điều dưỡng phải đảm nhận. Từ khâu đón tiếp, săn sóc, hướng dẫn người bệnh khi vào viện, quá trình nằm viện cho tới khi người bệnh xuất viện.

Chị Lê Thị Cầu – Điều dưỡng trưởng (BVĐK TP Hà Tĩnh) cho biết: “Điều dưỡng viên có thái độ, cử chỉ, hành động niềm nở, lời nói ân cần, nhẹ nhàng sẽ là liều thuốc tinh thần góp phần giúp người bệnh mau khỏe. Vì thế, ngoài việc thực hiện theo y lệnh của bác sỹ, tôi cùng với đội ngũ điều dưỡng còn trực tiếp chăm lo, phục vụ mọi nhu cầu của người bệnh, từ các kỹ thuật nghiệp vụ cho đến chăm sóc tinh thần, nắm bắt tâm lý người bệnh; duy trì các cuộc họp hội đồng người bệnh, các cuộc khảo sát tư vấn giáo dục sức khỏe, kịp thời nắm bắt, tiếp thu ý kiến, để phục vụ người bệnh ngày một tốt hơn”.

Lặng lẽ với công việc không tên, những cán bộ điều dưỡng như chị Cầu luôn vui vẻ, hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Những người thầm lặng đồng hành cùng bệnh nhân

Mẹ tròn, con vuông là niềm vui khôn xiết của những người làm công tác hộ sinh.

Có thâm niêm 26 năm làm tại Khoa Phụ sản - Trung tâm Y tế TX Hồng Lĩnh, hộ sinh Bùi Thị Thanh luôn thầm lặng đem niềm vui, nụ cười cho hàng ngàn gia đình mỗi khi chào đón thành viên mới. Để có được niềm vui đó, chị Thanh và các đồng nghiệp đã luôn phải trau dồi chuyên môn, y đức, đạo đức nghề nghiệp; luôn nhẹ nhàng, quan tâm, theo dõi sát sao diễn biến của sản phụ...

“Công việc hộ sinh nhiều vất vả, áp lực, nhưng khi ẵm trên tay những “thiên thần” bé nhỏ vừa mới chào đời hay nhìn những nụ cười rạng rỡ hạnh phúc của các ông bố, bà mẹ là tôi cùng đồng nghiệp lại quên hết những khó khăn, vất vả” - hộ sinh Bùi Thị Thanh bộc bạch.

Trong các cơ sở y tế, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên có vai trò hết sức quan trọng. Người đầu tiên đón em bé chào đời là người hộ sinh, người chăm sóc, động viên người bệnh lúc đau yếu hay giai đoạn cuối cuộc đời là người điều dưỡng. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới WHO đánh giá dịch vụ do đội ngũ điều dưỡng – hộ sinh cung cấp là một dịch vụ mang tính phổ biến, mắt xích quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe, tác động lớn tới sự hài lòng của người dân.

Hiện nay, toàn tỉnh có trên 3.000 cán bộ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên đang cần mẫn làm việc tại các cơ sở y tế trong cả lĩnh vực y tế dự phòng, khám, chữa bệnh và DS-KHHGĐ. Đội ngũ này là những người đóng góp thầm lặng, không thể thiếu trong hành trình điều trị, phục hồi sức khoẻ của người bệnh tại các cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Thạc sỹ Nguyễn Việt Thắng – Chủ tịch Hội điều dưỡng Hà Tĩnh, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ y - Sở Y tế

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?
Hà Tĩnh xuất hiện nhiều ca bệnh Covid-19

Hà Tĩnh xuất hiện nhiều ca bệnh Covid-19

Từ đầu năm đến nay, trên thế giới ghi nhận số ca mắc Covid-19 gia tăng đáng kể. Tại Hà Tĩnh, số ca bệnh cũng có xu hướng tăng nhẹ và lây nhiễm trong cộng đồng.
Thực hư "thần y” chữa bách bệnh ở Hà Tĩnh

Thực hư "thần y” chữa bách bệnh ở Hà Tĩnh

BVĐK Hà Tĩnh liên tục tiếp nhận các ca biến chứng nghiêm trọng do tiêm, chuyền tại cơ sở chữa bệnh “chui”. Thực trạng này cảnh báo tình trạng tùy tiện trong chữa bệnh, đẩy nhiều người vào cảnh tiền mất, tật mang.