Những thực phẩm độc hại chúng ta vẫn thường ăn

Một số loại thực phẩm sau rất quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày nhưng nếu dùng sai cách sẽ gây nguy hại cho sức khỏe.

1. Khoai tây

Theo Fox News, glycoalkaloids là hợp chất hóa học độc hại có thể được tìm trong lá, thân và mầm khoai tây nếu để lâu. Ăn phải glycoalkaloids sẽ khiến bạn bị chuột rút, tiêu chảy, đau đầu, thậm chí hôn mê, tử vong. Các nhà khoa học khuyên bạn nên vứt bỏ những củ khoai tây có màu xanh lục và mọc mầm.

2. Mật ong nguyên chất

Mật ong nguyên chất chưa được thanh trùng nên chứa nhiều chất độc hại như grayanotoxin. Ăn phải grayanotoxin có thể bị chóng mặt, yếu, đổ mồ hôi, buồn nôn và nôn kéo dài trong 24h. Thông thường chỉ cần một thìa grayanotoxin có thể gây ra các triệu chứng trên.

3. Cà chua

Thân và lá cà chua chứa chất kiềm độc có thể gây kích thích dạ dày, đặc biệt ở cà chua xanh, chưa chín hẳn. Do đó, bạn nên lựa chọn những quả cà chua đã chín, có màu đỏ.

Bên cạnh đó, cà chua sống thường được sử dụng trong các món salad, nên chúng dễ bị nhiễm khuẩn Salmonella. Do vậy, cần phải rửa cà chua thật kỹ dưới vòi nước chảy. Loại bỏ những quà cà chua đã bị thâm tím, hư hỏng.

4. Sắn

Lá và rễ sắn chứa nhiều xyanua, chất độc gây thiếu oxy cho các tế bào. Những người bị nhiễm độc xyanua là chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu, nôn mửa, co giật, giảm huyết áp, suy hô hấp, thậm chí tử vong.

5. Dầu thực vật

Hầu như gia đình nào cũng có dầu ăn thực vật trong bếp, nhưng không phải ai cũng biết tác hại của loại thực phẩm này. Nó có thể gây hại bằng cách oxy hóa và chuyển đổi cholesterol tốt thành cholesterol xấu. Sử dụng dầu bị oxy hóa có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư vú.

Theo suckhoedoisong.vn

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.