Niềm vui trên những cánh đồng ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Đã xa rồi cái thời cứ đến mùa đông, những cánh đồng màu khắp các làng quê Hà Tĩnh tiêu điều, bỏ trống. Nhiều năm nay, tháng Chạp về xanh mướt những luống rau, rực rỡ những ruộng hoa hòa trong nụ cười của người nông dân.

Niềm vui trên những cánh đồng ở Hà Tĩnh

Nông dân Thạch Liên (Thạch Hà) thu hoạch rau vụ đông.

Đến hẹn lại lên, hơn 15 năm nay, những ngày giữa tháng Chạp là lúc cánh đồng màu ở thôn Thọ (xã Thạch Liên, Thạch Hà) lại tràn ngập sắc xanh của những ruộng rau, củ, quả vụ đông, như: súp lơ, su hào, bắp cải, dưa chuột… Đây cũng là thời điểm người dân địa phương này hào hứng, phấn khởi với công việc thu hoạch xuất bán nông sản của mình ra thị trường.

Cùng gia đình 3 người tất bật thu hoạch súp lơ và bắp cải để kịp phiên chợ chiều, chị Đặng Thị Việt (46 tuổi, ở thôn Thọ) cho biết: “Gia đình tôi trồng 2 sào súp lơ, bắp cải và su hào. Từ nay đến tháng Giêng, đặc biệt là dịp tết Nguyên đán sắp tới là thời điểm chúng tôi bận bịu thu hoạch nhất. Những năm gần đây, nhờ trồng rau vụ đông, gia đình tôi có thu nhập khá, đời sống ổn định hơn”.

Niềm vui trên những cánh đồng ở Hà Tĩnh

Cũng như nhiều gia đình khác ở thôn Thọ (xã Thạch Liên), trồng rau vụ đông giúp gia đình chị Đặng Thị Việt có cuộc sống ổn định hơn.

Cũng như gia đình chị Việt, tháng Chạp về, những cánh đồng rau vụ đông xanh tốt đã mang đến niềm phấn khởi cho hàng trăm hộ ở xã Thạch Liên. Tuy nhiên, ít người biết rằng, hàng chục năm về trước, cũng trên những cánh đồng này, tháng Chạp là lúc những chân ruộng ngập tràn cỏ dại, chỉ dùng để thả trâu bò.

Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Hường (64 tuổi, thôn Thọ), vào dịp tháng Chạp những năm 90 của thế kỷ trước, trong lúc ruộng đồng bỏ không thì bà và nhiều phụ nữ trong thôn phải ngược lên vùng Nam Điền để đào rau má về ăn. Còn nay, tháng Chạp về lại là lúc những người nông dân như bà có thu nhập hàng trăm nghìn đến tiền triệu mỗi ngày nhờ vào trồng rau.

Niềm vui trên những cánh đồng ở Hà Tĩnh

Những ruộng bắp cải, súp lơ xanh tốt trên cánh đồng vụ đông ở xã Thạch Liên.

Ước tính, trung bình mỗi sào đất trồng rau vụ đông ở xã Thạch Liên mang về cho người nông dân ở đây từ 10-15 triệu đồng/vụ chỉ trong 3 tháng, cao gấp 8-9 lần so với trồng lúa trên cùng một đơn vị diện tích.

Hiện, toàn xã Thạch Liên có 25 ha đất màu được người dân chuyển đổi sang trồng rau, củ, quả vụ đông. Do đó, địa phương này trở thành vựa rau lớn nhất huyện Thạch Hà tính đến thời điểm hiện tại. Không chỉ phá thế độc canh cây lúa, tránh được sự lãng phí khi bỏ ruộng hoang vào mùa đông, việc tìm ra và chuyển đổi sang trồng rau, củ, quả vụ đông đã giúp người dân Thạch Liên ngày càng no ấm.

Niềm vui trên những cánh đồng ở Hà Tĩnh

Niềm vui của nông dân Hà Tĩnh trên cánh đồng xanh tốt.

Nhiều năm qua, bên cạnh chuyển đổi cây trồng, nông dân nhiều địa phương Hà Tĩnh cũng đã tích cực áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp. Nhờ vậy, thay vì cảnh “đồng không, mông quạnh” mỗi dịp cuối đông, tháng Chạp về trên những cánh đồng cho đến từng khu vườn nhà, những vườn hoa cúc, hoa hồng, đào, mai… phục vụ tết đơm chồi, ươm nụ.

Trong niềm phấn khởi khi vườn hoa cúc, hoa cát tường vừa bung nụ hứa hẹn một mùa tết ấm cúng, ông Võ Văn Ràn ở thôn Tây Hương (xã Tùng Lộc, Can Lộc) bày tỏ: “Từ trước đến nay, dù ước mơ, tôi cũng cứ nghĩ việc trồng hoa, chăm hoa để phục vụ tết Nguyên đán chỉ là chuyện trên ti vi ở những vùng đất như Đà Lạt, Hà Nội… Bây giờ trên mảnh vườn nhà, chính tôi lại có thể trồng nên một vườn hoa rực rỡ chẳng thua kém gì nơi khác”.

Niềm vui trên những cánh đồng ở Hà Tĩnh

Ông Võ Văn Ràn ở xã Tùng Lộc (Can Lộc) chăm sóc vườn hoa phục vụ tết Nguyên đán.

Ông Ràn bắt đầu trồng các loại hoa phục vụ tết từ 2 năm nay. Trước đây, mảnh vườn của ông nằm bên cạnh sông Nghèn, quanh năm nước nhiễm phèn nên không trồng trọt được gì. Từ khi công trình bara Đò Điểm được xây dựng, dòng sông được ngọt hóa đã giúp khu vườn nhà ông cũng như những cánh đồng ven sông dần tươi tốt. Nhân duyên nữa khi con gái thứ 2 của ông được bố mẹ cho ăn học đã trở thành một kỹ sư nông nghiệp và có thời gian làm việc ở những nông trại hoa Đà Lạt đã hỗ trợ ông thực hiện ước mơ của mình.

Từ tiền tích cóp được và vay mượn, ông Ràn đã đầu tư làm mô hình nhà lưới rộng hơn 500 m2 để trồng hoa và rau. Cùng với áp dụng khoa học công nghệ vào trồng trọt, như tưới tự động, dùng thuốc bảo vệ thực vật sinh học…, mảnh vườn cằn cỗi ngày xưa của ông nay đã cho những mùa hoa, mùa rau xanh tốt, đem về thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Riêng vụ hoa dịp tết này, với việc trồng gần 30.000 gốc hoa các loại như: cúc đại đóa, cúc bảy màu, hoa cát tường, hoa ly… ước tính mang về cho gia đình ông Ràn khoảng 75-80 triệu đồng.

Niềm vui trên những cánh đồng ở Hà Tĩnh

Nhờ áp dụng KHKT vào sản xuất, nông dân Hà Tĩnh ngày càng có những vụ đông bội thu trên thửa ruộng, cánh đồng.

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, vụ đông năm 2021, toàn tỉnh gieo trồng 11.332 ha. Trong đó, rau, hoa các loại 4.558 ha, chiếm tỷ lệ hơn 40% tổng diện tích, còn lại là các loại cây trồng khác như: ngô sinh khối, khoai lang...

Cùng với mở rộng diện tích, đưa các giống cây trồng mới và áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp, ngày nay, khi tháng Chạp về là lúc người nông dân Hà Tĩnh rạng rỡ niềm vui trên những cánh đồng, ruộng vườn. Bởi, màu xanh của rau, của hoa, quả… ngày càng tô thắm thêm sự no đủ và thịnh vượng trên mỗi nẻo làng quê.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

 Niềm vui tháng Bảy của nhiều gia đình liệt sỹ

Niềm vui tháng Bảy của nhiều gia đình liệt sỹ

Tháng 7 này trở nên đặc biệt hơn với nhiều gia đình liệt sỹ ở Hà Tĩnh khi phần mộ người thân được đưa về yên nghỉ nơi đất mẹ, khi tấm bằng “Tổ quốc ghi công” được trao tặng trang nghiêm, trọng thể.
Sáng mãi tinh thần thanh niên xung phong

Sáng mãi tinh thần thanh niên xung phong

Những ngày tháng Bảy, đất nước lại lặng mình trong những ký ức thiêng liêng về những năm tháng khói lửa. Trong dòng chảy lịch sử ấy, lực lượng TNXP Hà Tĩnh để lại nhiều dấu ấn hào hùng, góp phần viết nên bản hùng ca bất tử bằng sức trẻ và lòng yêu nước cháy bỏng.
Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt trong văn học Việt Nam, phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Dù gần 100 tuổi, cụ Trần Thị Tám ở xã Hồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thuộc và say sưa luận giải Kiều.
Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi 
Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.