Nông dân huyện miền núi Hà Tĩnh đầu tư lớn, “hồi sinh” nghề nuôi thỏ

(Baohatinh.vn) - Không còn rầm rộ như trước nhưng người dân ở huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) vẫn duy trì, đầu tư và phát triển nuôi thỏ bởi mang lại lợi nhuận khá cao.

Nông dân huyện miền núi Hà Tĩnh đầu tư lớn, “hồi sinh” nghề nuôi thỏ

Trước đây, do hiệu quả không cao nên nghề nuôi thỏ có phần chững lại nhưng nhiều người vẫn tâm huyết đầu tư phát triển.

Trước đây, toàn huyện Hương Sơn có hơn 40 mô hình nuôi thỏ quy mô từ 150 - 1.000 con nhưng do khí hậu khắc nghiệt, người nuôi chưa có kinh nghiệm về kỹ thuật chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh nên hiệu quả không cao. Từ đó, nghề nuôi thỏ chững lại.

Song, lúc này, một số mô hình nuôi lớn ở các xã như: Sơn Trung, Sơn Trà, Sơn Phú, Sơn Giang... vẫn duy trì và tiếp tục mở rộng quy mô. Ngoài ra, hàng trăm hộ dân trên địa bàn huyện vẫn đang nuôi thỏ kết hợp với các vật nuôi khác, trung bình, mỗi hộ nuôi từ 10 - 15 con thỏ nái để sinh sản.

Nông dân huyện miền núi Hà Tĩnh đầu tư lớn, “hồi sinh” nghề nuôi thỏ

Trại nuôi thỏ của gia đình bà Thúy được đầu tư gần 300 triệu đồng

Từ năm 2014, xã Sơn Giang có 5 mô hình nuôi thỏ nhưng đến nay chỉ còn lại duy nhất mô hình của gia đình bà Phạm Thị Thúy ở thôn 3. Trại nuôi thỏ của gia đình bà được đầu tư gần 300 triệu đồng với hàng trăm con thỏ.

Bà Thúy tâm sự: Bước đầu nuôi cũng gặp nhiều khó khăn do thời tiết khắc nghiệt, thỏ “dính” bệnh chết hàng loạt. Tuy nhiên, tôi vẫn cố gắng kiên trì, đúc rút kinh nghiệm về kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh nên đàn thỏ ngày càng phát triển, mang hiệu quả kinh tế khá cao.

Nông dân huyện miền núi Hà Tĩnh đầu tư lớn, “hồi sinh” nghề nuôi thỏ

“Bí quyết” khắc chế nắng nóng của chị Thúy là ủ lá chuối và ván gỗ lên chuồng, phun nước để làm mát cho thỏ nuôi.

Hiện trong trại của bà Thúy có hơn 250 con thỏ lớn nhỏ. Để chống nóng, bà ủ lá chuối cùng với ván gỗ trên chuồng thỏ, đồng thời phun nước làm mát cho thỏ. Nhờ vậy, đàn thỏ sinh trưởng tốt, mới đây, bà cho xuất chuồng gần 2 tạ thỏ thịt với giá 90.000 đồng/kg, lợi nhuận thu về gần 15 triệu đồng.

Nông dân huyện miền núi Hà Tĩnh đầu tư lớn, “hồi sinh” nghề nuôi thỏ

Khắc chế được thời tiết khắc nghiệt, có kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh nên nhiều mô hình nuôi thỏ trên địa bàn Hương Sơn vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Cũng bỏ ra hàng trăm triệu đồng đầu tư trang trại nuôi thỏ, Bí thư Đoàn xã Sơn Phú Trần Thanh Cần (thôn 2) trong chuồng lúc nào cũng duy trì 350 – 500 con. Những con thỏ có bộ lông trắng muốt được nuôi trong chiếc lồng sắt trông khỏe khoắn, nhanh nhẹn...

Nông dân huyện miền núi Hà Tĩnh đầu tư lớn, “hồi sinh” nghề nuôi thỏ

Cũng như chị Thúy, anh Trần Thanh Cần - Bí thư Đoàn xã Sơn Phú vẫn duy trì, phát triển đàn thỏ từ 350 - 500 con.

Anh Cần cho biết, mình là người đầu tiên du nhập thỏ nuôi về địa phương từ nhiều năm trước. Bước đầu, anh mua 50 con thỏ tại Trại Giống thỏ Việt Nhật ở tỉnh Ninh Bình về nuôi làm giống. Sau hơn một tháng, giống thỏ trên sinh sản được hơn 350 con.

Nhờ chăm sóc tốt, đàn thỏ nhanh lớn, có trọng lượng vượt trội so với giống thỏ địa phương. Sau hơn 3 tháng nuôi, thỏ đạt trọng lượng từ 2,3 – 2,5 kg/con là có thể xuất bán.

Nông dân huyện miền núi Hà Tĩnh đầu tư lớn, “hồi sinh” nghề nuôi thỏ

Thức ăn của thỏ được anh Cần tận dụng từ phụ phẩm nông nghiệp như: khoai lang, rau muống, lá cây với chi phí thấp. Sau hơn 3 tháng nuôi, thỏ đạt trọng lượng từ 2,3 – 2,5 kg/con.

“Thỏ nuôi cho lãi cao bởi nguồn thức ăn dồi dào. Do tôi tận dụng các loại thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp như: khoai lang, rau muống, lá cây... nên rất tiết kiệm chi phí trong khâu thức ăn. Nếu sắp tới xuất bán đồng loạt lứa thỏ này có thể thu về từ 80 - 85 triệu đồng, trừ tiền mua thỏ nái giống và các chi phí khác, lãi hơn 50 triệu đồng" - anh Cần chia sẻ.

Nông dân huyện miền núi Hà Tĩnh đầu tư lớn, “hồi sinh” nghề nuôi thỏ

Trước hiệu quả cao của mô hình nuôi thỏ, anh Phạm Công Hiệp ở thôn Trung Thủy, xã Sơn Trung đã đầu tư hàng trăm triệu đồng làm chuồng trại khép kín.

Mô hình nuôi thỏ của anh Phạm Công Hiệp ở thôn Trung Thủy, xã Sơn Trung có quy mô lớn, được đầu tư bài bản, chuồng trại khép kín từ đầu năm nay. Đây được xem là mô hình điển hình của xã. Khi bước chân vào trại thỏ của anh Hiệp, cảm giác mát lạnh, môi trường sạch sẽ với hàng trăm con thỏ từ to đến nhỏ đang chạy nhảy trong chuồng.

Nông dân huyện miền núi Hà Tĩnh đầu tư lớn, “hồi sinh” nghề nuôi thỏ

Hệ thống quạt làm mát chuồng trại của anh Hiệp đảm bảo đủ điều kiện cho đàn thỏ sinh trưởng

“Với diện tích hơn 100 m2, tôi bỏ ra trên 200 triệu đồng đầu tư xây chuồng trại, đặt mua các lồng thép từ Hà Nội về, lắp đặt quạt làm mát hai chiều với hệ thống phun nước tạo môi trường mát mẻ, đảm bảo điều kiện thích hợp cho đàn thỏ sinh trưởng, ngăn ngừa các loại dịch bệnh. Trại thỏ này có thể nuôi được 100 con thỏ nái và 500 con thỏ thịt" - anh Hiệp cho biết.

Nông dân huyện miền núi Hà Tĩnh đầu tư lớn, “hồi sinh” nghề nuôi thỏ

Anh Hiệp chọn lựa thỏ nái kỹ lượng dù có giá khá cao.

Sau khi chuồng trại cơ bản hoàn hoàn thành, anh Hiệp tìm đến các trại nuôi thỏ có chất lượng ở trong tỉnh để mua 50 con về làm giống. Thỏ nái được anh lựa chọn rất kỹ lưỡng, chấp nhận mua với giá khá cao, từ 110.000 - 120.000 đồng/kg.

Cũng theo anh Hiệp, ở môi trường nuôi tốt, đàn thỏ phát triển khỏe mạnh, đặc biệt, sinh sản tốt, đạt yêu cầu. Mỗi con thỏ nái sinh sản bình quân 7 con/lứa. Lứa đầu tiên, đàn thỏ nái đẻ được hơn 300 con.

Nông dân huyện miền núi Hà Tĩnh đầu tư lớn, “hồi sinh” nghề nuôi thỏ

Chăn nuôi đúng quy trình, mỗi con thỏ nái sinh sản bình quân 7 con/lứa.

Sau hơn 3 tháng nuôi, những con thỏ đạt chất lượng anh Hiệp “cất” làm giống. Đồng thời, anh vừa cho xuất chuồng 2 tạ thỏ thịt, bán với giá 90.000 đồng/kg cho các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn trong và ngoài huyện. Với giá bán trên, trừ tất cả các chi phí, mỗi con thỏ có trọng lượng 2 kg cho lãi hơn 100.000 đồng.

“Hiện tại, người nuôi thỏ không phải lo đầu ra bởi thị trường tiêu thụ khá dồi dào. Chỉ cần đăng thông tin về nguồn cung qua mạng xã hội, các nhà hàng, khách sạn trong và ngoài tỉnh luôn sẵn sàng đặt mua” - anh Hiệp cho hay.

Nông dân huyện miền núi Hà Tĩnh đầu tư lớn, “hồi sinh” nghề nuôi thỏ

Sau hơn 3 tháng, thỏ đạt trọng lượng hơn 2 kg là có thể xuất bán với giá 90 - 100 nghìn đồng/kg.

Theo bà Uông Thị Kim Yến – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn, sau 1 thời gian chững lại, từ những mô hình hiệu quả tiếp tục được duy trì, người dân Hương Sơn đã và đang quay lại với nghề nuôi thỏ. Trên địa bàn toàn huyện hiện có khoảng 12.000 con thỏ được nuôi tại các mô hình riêng lẻ. Đây đang là nghề chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Khi phát triển mạnh, các hộ nuôi nên hình thành tổ hợp tác để cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi. Hơn hết là xâu chuỗi liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài tỉnh để đảm bảo thị trường tiêu thụ, phát triển hiệu quả và bền vững hơn.
Bà Uông Thị Kim Yến – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.
Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân Hà Tĩnh bám đồng, đẩy nhanh tiến độ làm đất đợt cuối và bắt đầu xuống giống những trà lúa đầu tiên của vụ xuân 2025.
Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Là địa phương “đi sau” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhưng huyện Kỳ Anh đã có nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng thành công các khu dân cư NTM kiểu mẫu, thôn thông minh, coi đây là nền móng tạo sự lan toả, đưa phong trào xây dựng NTM của huyện phát triển vững chắc.