7 ngày đã qua, Nghi Xuân không có thêm trâu, bò bị viêm da nổi cục

(Baohatinh.vn) - Nhờ nỗ lực ngăn chặn, khống chế nên 7 ngày qua, trên địa bàn khuyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) không xuất hiện thêm bò bị nhiễm bệnh viêm da nổi cục, sức khoẻ nhiều con mắc bệnh hồi phục dần.

7 ngày đã qua, Nghi Xuân không có thêm trâu, bò bị viêm da nổi cục

Tiêm phòng bệnh cho đàn bò tại xã Xuân Mỹ.

Sau gần 1 tháng (từ 3/3), bệnh viêm da nổi cục đã lan rộng ra 11 xã, thị trấn huyện Nghi Xuân (Xuân Yên, Xuân Hải, Xuân Thành, Cổ Đạm, Đan Trường, Xuân Liên, Xuân Phổ, Xuân Giang, Xuân Hồng, thị trấn Tiên Điền và thị trấn Xuân An) với 104 con bò bị nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, 7 ngày qua (từ 22/3 đến chiều 28/3), trên địa bàn không xuất hiện bò bị nhiễm bệnh viêm da nổi cục; những con bị bệnh trước đó có dấu hiệu hồi phục sức khỏe.

Ông Phan Duy Thuần (thôn Yên Thông, xã Xuân Yên) - hộ gia đình có bò bị bệnh viêm da nổi cục đầu tiên (ngày 3/3) ở huyện Nghi Xuân cho biết. “Ban đầu chỉ nổi lên ít cục nhỏ, sau đó lớn dần và lan ra toàn thân làm bò không muốn ăn, sút cân mạnh. Nhưng, nhờ cán bộ thú y hướng dẫn phác đồ điều trị (tiêm kháng sinh ngày 2 lần) nên bệnh tình bò thuyên giảm, sức khoẻ khá dần”.

7 ngày đã qua, Nghi Xuân không có thêm trâu, bò bị viêm da nổi cục

Hàng ngày, bà Lợi - thôn Kiều Thắng Lợi, xã Đan Trường chuyền thuốc bổ để tăng cường sức đề kháng cho con bò đang mang thai.

Trong khi đó, tại nhà bà Nguyễn Thị Lợi (thôn Kiều Thắng Lợi, xã Đan Trường) việc tiêm kháng sinh cho bò bị nhiễm căn bệnh này không thể thực hiện vì bò đang mang thai 6 tháng. Tuy nhiên, theo bà Lợi: Từ khi bò bị nhiễm bệnh (18/3), gia đình thực hiện chuyền thuốc bổ theo chỉ dẫn của ngành chức năng huyện Nghi Xuân nên sức khoẻ của bò mẹ khá lên nhiều. Cứ đà này, thời gian không lâu nữa bò sẽ hết bệnh”.

Theo ông Nguyễn Đức Khánh – Giám đốc Trung tâm KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Nghi Xuân: “Đến nay, chỉ có 1 con bò tại xã Đan Trường bị chết. Đáng mừng là nhờ điều trị kịp thời nên 13 con bò khác đã khỏi hẳn triệu chứng, số còn lại sức khoẻ đều khá lên”.

Đây là kết quả minh chứng cho nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm không chế dịch bệnh của huyện Nghi Xuân. Ngay sau khi bệnh xuất hiện, nhiều địa phương ở huyện Nghi Xuân đã tiến hành cách ly tuyệt đối số bò bị nhiễm, nghi mắc bệnh để quản lý và hướng dẫn chăm sóc chữa trị; lập sổ theo dõi từng con gia súc mắc bệnh (ngày phát bệnh, người điều trị, phác đồ điều trị, ngày khỏi..). Đến nay, đã có hơn 4.000 liều (87% tổng số đàn bò của cả huyện) được tiêm phòng dịch.

7 ngày đã qua, Nghi Xuân không có thêm trâu, bò bị viêm da nổi cục

Giám đốc Trung tâm KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Nghi Xuân Nguyễn Đức Khánh kiểm tra bò bị bệnh tại hộ ông Phan Thanh Hương - thôn An Tiên, xã Xuân Giang.

Bên cạnh việc thực hiện tổng vệ sinh, phun thuốc khử trùng, thuốc diệt côn trùng liên tục trong 3 tuần tại các thôn, hộ gia đình có bò mắc bệnh, cơ quan chức năng huyện còn tăng cường công tác kiểm tra, quản lý các hoạt động hành nghề thú y, buôn bán, vận chuyển, giết mổ trên địa bàn.

Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng về diễn biến, tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc vừa đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo vệ sản xuất tiêu thụ sản phẩm thịt, tránh gây hoang mang trong dư luận.

Đặc biệt, huyện Nghi Xuân còn mời các chuyên gia đầu ngành thú y tại Chi cục Thú y vùng 3 (TP Vinh) về xem xét, hướng dẫn phác đồ điều trị theo phương pháp tối ưu nhất.

Tin liên quan:

Chủ đề Dịch bệnh GS-GC

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.