Bánh đa nem vùng ven đô vươn tầm OCOP

(Baohatinh.vn) - Bằng sự kết hợp giữa cách làm truyền thống và hiện đại, sản phẩm bánh đa nem Thành Sen - Nhật Thành (xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và được khách ưa chuộng.

Bánh đa nem vùng ven đô vươn tầm OCOP

Ông Trần Văn Thành - Giám đốc Công ty TNHH bánh đa nem Nhật Thành (thôn Tiến Giang, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) bén duyên với nghề làm bánh đa nem từ năm 2017. Nhận thấy thị trường rộng mở nhưng sản phẩm chưa được đón nhận bởi rào cản từ khâu sản xuất, phơi bánh chưa đảm bảo vệ sinh, ông Thành đã đến các làng nghề làm bánh nổi tiếng để tìm hiểu công nghệ sản xuất tiên tiến.

Bánh đa nem vùng ven đô vươn tầm OCOP

Năm 2022, ông Thành mạnh dạn xây dựng nhà xưởng để sản xuất bánh đa nem trên quy mô hơn 300 m2 với hệ thống máy móc đồng bộ như: máy tráng, hệ thống sấy, máy hút chân không, máy xay bột...

Bánh đa nem vùng ven đô vươn tầm OCOP

Hiện nay, quy trình làm bánh đa nem Nhật Thành khép kín và cơ bản sử dụng máy móc ở tất cả các khâu sản xuất.

Bánh đa nem vùng ven đô vươn tầm OCOP

Mỗi ngày, cơ sở bắt đầu hoạt động từ 4 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Gạo được vo sạch loại bỏ sạn sau đó xay nhỏ để tạo độ mịn. Theo ông Thành, để có bánh đa nem đạt chất lượng tốt, yếu tố quan trọng nhất là nguyên liệu gạo phải sạch. Việc xay bột cũng tập trung cao để bột có độ mịn vừa phải; tỉ lệ gạo, muối, mật mía chính xác.

Bánh đa nem vùng ven đô vươn tầm OCOP

Tiếp đó, bột gạo sau khi pha trộn với nước và một số gia vị được đưa qua máy tráng bánh.

Bánh đa nem vùng ven đô vươn tầm OCOP

Bột bánh đi qua hệ thống nấu hơi thành sản phẩm bánh đa nem ướt.

Bánh đa nem vùng ven đô vươn tầm OCOP

Ông Thành luôn túc trực bên máy tráng để điều chỉnh độ dầy mỏng của bánh và bố trí nhân công phù hợp. “Để đảm bảo chất lượng, chúng tôi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, không sử dụng các loại chất phụ gia bị cấm và luôn đảm bảo ATVSTP. Chúng tôi cũng luôn lắng nghe phản hồi từ người tiêu dùng để điều chỉnh công thức, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm", ông Thành cho biết.

Bánh đa nem vùng ven đô vươn tầm OCOP

Mỗi mẻ vỏ bánh ram sau khi tráng được công nhân chuyển vào máy sấy với nhiệt độ từ 20 - 300C trong thời gian 2 giờ.

Bánh đa nem vùng ven đô vươn tầm OCOP

Bánh đa nem được sấy bằng máy có chất lượng bánh đồng đều, hạn chế được bụi bẩn so với việc phơi ngoài trời như trước đây.

Bánh đa nem vùng ven đô vươn tầm OCOP

Sản phẩm sau khi sấy khô tiếp tục đến công đoạn ủ ẩm. Công đoạn này đòi hỏi sự chính xác trong thời gian ủ để bánh có độ mềm, dai.

Bánh đa nem vùng ven đô vươn tầm OCOP

Sau đó, bánh được đưa vào khuôn để cắt thành miếng nhỏ, làm phẳng và đóng gói bằng máy dập chân không. Mỗi ngày, công ty sản xuất khoảng 500 tệp bánh, với giá bán từ 16.000 - 20.000 đồng/tệp cho doanh thu ước đạt 8 triệu đồng.

Bánh đa nem vùng ven đô vươn tầm OCOP

Bánh đa nem Thành Sen - Nhật Thành đang được tiêu thụ ở khá nhiều thị trường. Bên cạnh thị trường nội tỉnh, sản phẩm đã xuất hiện ở các cửa hàng, siêu thị, nhà phân phối ở Hà Nội, Nghệ An, TP HCM...

Bánh đa nem vùng ven đô vươn tầm OCOP

Sản phẩm bánh đa nem Thành Sen - Nhật Thành đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao vào tháng 6/2023. Ông Trần Văn Thành cho biết: “Chúng tôi sẽ huy động các nguồn lực để mở rộng sản xuất và hướng tới đạt chuẩn OCOP 4 sao vào năm sau. Quá trình phát triển sẽ tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ, giải quyết việc làm cho lao động địa phương...".

Những mẻ bánh đa nem đảm bảo chất lượng ATVSTP được ra lò từ những đôi bàn tay khéo léo, cần cù, yêu lao động tại cơ sở sản xuất bánh đa nem của ông Trần Văn Thành. Mô hình này góp phần gìn giữ, phát triển nghề truyền thống cũng như góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.

Ông Nguyễn Văn Đông Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Môn

Chủ đề Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.