Hà Tĩnh khẩn trương khôi phục sản xuất vụ đông

(Baohatinh.vn) - Quan điểm chỉ đạo của tỉnh Hà Tĩnh là phủ xanh tối đa diện tích cây trồng vụ đông, vừa đảm bảo lương thực cho người vừa làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Vừa dọn vệ sinh môi trường, vừa ra vườn, ra đồng sản xuất

Hà Tĩnh khẩn trương khôi phục sản xuất vụ đông

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng cùng lãnh đạo huyện Thạch Hà ra đồng động viên nhân dân xã Thạch Văn khôi phục sản xuất.

“Lũ chồng lũ” gây thiệt hại về người và tài sản, đặc biệt là nhiều diện tích cây trồng, vật nuôi, ao hồ nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng. Ngay sau khi lũ rút, chính quyền và người dân huyện Thạch Hà đã động viên nhau “thua keo này, bày keo khác”, bằng mọi biện pháp khôi phục sản xuất.

“Song song với dọn dẹp vệ sinh môi trường, huyện đã chỉ đạo người dân ở những nơi có điều kiện canh tác thuận lợi như vùng sản xuất rau trên cát các xã: Thạch Văn, Thạch Khê, Thạch Trị, Thạch Lạc…khẩn trương ra đồng phục hồi sản xuất. Huyện đã có kế hoạch hỗ trợ 100% kinh phí mua giống và 50% kinh phí mua phân bón cho các vùng sản xuất rau, củ, quả tập trung (125 ha); hỗ trợ 50% kinh phí mua bịch giống nấm; hỗ trợ 50% kinh phí mua giống gia súc, gia cầm… Tổng kinh phí hỗ trợ dự kiến khoảng 5,4 tỷ đồng” - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Nguyễn Văn Sáu cho biết.

Hà Tĩnh khẩn trương khôi phục sản xuất vụ đông

Nông dân Thạch Văn ra đồng gieo trồng lại diện tích rau trên cát.

Không chỉ ở Thạch Hà, những ngày qua, nhiều địa phương như: Hương Khê, Hương Sơn, Đức Thọ, Kỳ Anh… cũng đã chỉ đạo bà con ra đồng khôi phục sản xuất, đồng thời xây dựng kế hoạch hỗ trợ, phân bổ giống cây, con giống cho người dân.

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, đến ngày 15/10, toàn tỉnh đã gieo trồng được 4.264 ha/10.812 ha kế hoạch (đạt 39,44%). Các loại cây trồng vụ đông chủ yếu là ngô lấy hạt, ngô sinh khối và rau các loại.

Tuy vậy, 2 đợt mưa lũ vừa qua khiến nhiều diện tích rau màu, cây ăn quả, cùng gia súc, gia cầm, thủy sản… của người dân Hà Tĩnh từ đồng bằng đến miền núi bị thiệt hại nặng nề. Cụ thể, có 638,2 ha lúa mùa, 2.980 ha rau màu, 1.306 ha cây ăn quả bị thiệt hại và hàng chục nghìn con trâu, bò, hươu, lợn, gia cầm... bị chết; hơn 3.000 ha ao cá, tôm, ngao bị ngập, nước cuốn trôi.

Tại các huyện miền núi: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc…, mưa lũ cũng đã làm nhiều diện tích cam bị hư hỏng, ước tính số cam rụng lên đến hàng trăm tấn.

Hà Tĩnh khẩn trương khôi phục sản xuất vụ đông

Cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn kiểm tra, hướng dẫn người dân xử lý, khắc phục cạm rụng hàng loạt

Với tinh thần “lũ rút đến đâu, dọn dẹp, khắc phục đến đó”, cấp ủy chính quyền, cả hệ thống chính trị đã nhanh chóng hướng dẫn, giúp đỡ người dân vệ sinh đồng ruộng, khôi phục diện tích bị ảnh hưởng nhẹ, gieo trồng lại ở những diện tích bị ngập úng nhằm bảo đảm sản xuất.

Hỗ trợ 100% giống cây, phủ xanh tối đa diện tích cây trồng vụ đông

Ông Nguyễn Trí Hà – Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh cho biết, đến nay, Hà Tĩnh đã được Trung ương hỗ trợ 8 tấn giống ngô và 6 tấn giống rau các loại. Hiện, tỉnh đã lên danh sách phân bổ giống về cho các địa phương để kịp thời sản xuất.

Hà Tĩnh khẩn trương khôi phục sản xuất vụ đông

Các địa phương có lợi thế về bãi bồi ven sông như: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang sẽ tập trung phát triển diện tích ngô

Theo ông Nguyễn Trí Hà, mặc dù gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp nhưng xét về mặt tích cực, mưa, lũ làm rửa trôi, vệ sinh đồng ruộng và xử lý nguồn sâu bệnh, chuột bọ… cung cấp lượng phù sa màu mỡ cho đất. Vì vậy, đây cũng là điều kiện thuận lợi để giành vụ đông thắng lợi.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn cho biết, Hà Tĩnh sẽ hỗ trợ 100% giống cây vụ đông cho những địa phương bị thiệt hại do mưa lũ. Quan điểm chỉ đạo của tỉnh là phủ xanh tối đa diện tích cây trồng vụ đông, vừa đảm bảo lương thực cho người vừa làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Trước mắt, các địa phương cần chủ động khơi thông dòng chảy, nạo vét mương máng, rãnh thoát nước trên ruộng; tận dụng hạt giống cây trồng dự trữ tại địa bàn để sẵn sàng gieo trồng lại; khuyến cáo bà con nông dân chỉ tiến hành gieo trồng lại khi thời tiết hết mưa, tạnh ráo. Các cơ quan chức năng xây dựng tài liệu hướng dẫn giải pháp khôi phục sản xuất lúa, rau màu, cây ăn quả; phân công cán bộ kỹ thuật bám sát tình hình sản xuất, thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để cùng người dân có biện pháp ứng phó kịp thời.

Hà Tĩnh khẩn trương khôi phục sản xuất vụ đông

Bà Võ Thị Loan - thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc (Can Lộc) nhặt cam rụng chôn lấp, tránh lây lan các loại nấm bệnh.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng ở các địa phương cần tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh giống, vật tư nông nghiệp; kiên quyết không để các đối tượng lợi dụng lúc khó khăn do thiên tai để buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng xấu đến sản xuất, gây thiệt hại cho bà con nông dân…

Ðối với cây ăn quả đang ngập úng, người dân cần đào rãnh, khơi thông dòng chảy, bơm hút nước trong vườn ra ngoài để cây hồi phục. Những vườn đã rút nước cần tập trung xới đất, phá váng lớp đất mặt ở vùng tán cây giúp đất thông thoáng, giảm tổn thương và tái sinh rễ mới.

Với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự giúp đỡ của bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là tinh thần vượt khó của người dân, tin tưởng rằng những khó khăn, thiệt hại do mưa lũ vừa qua sẽ sớm được hồi phục, nhanh chóng đảm bảo an sinh.

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.