Hương Khê cần chủ động đôn đốc thực hiện phương châm “4 tại chỗ” trong phòng, chống thiên tai

(Baohatinh.vn) - Để ứng phó với mùa mưa lũ, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã tranh thủ các nguồn lực tập trung sửa chữa các công trình thủy lợi, hạ tầng thiết yếu bị hư hỏng không đảm bảo an toàn.

Chiều 13/5, Đoàn kiểm tra công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh do Đại tá Lê Khắc Thuyết Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh làm trưởng đoàn đi kiểm tra thực tế và làm việc với huyện Hương Khê.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Hương Khê, năm 2020, tình hình thiên tai trên địa bàn huyện diễn biến phức tạp, khó lường. Lũ lụt trong tháng 10/2020 khiến 6 xã bị ngập, chia cắt; có 366 hộ nhà bị ngập. Trên 800 ha bưởi Phúc Trạch bị ngập, ảnh hưởng, trong đó 10 ha bị thiệt hại hoàn toàn; 300 ha cam bị ngập, ảnh hưởng; 230 ha ngô và 113 ha rau bị thiệt hại.

Hương Khê cần chủ động đôn đốc thực hiện phương châm “4 tại chỗ” trong phòng, chống thiên tai

Giám đốc Công an tỉnh yêu cầu huyện Hương Khê đảm bảo an toàn hồ đập trong mùa mưa lũ. Trong ảnh: Đoàn kiểm tra Hồ chứa nước Hà Thông, xã Hương Trạch

Những tháng đầu năm 2021, tình hình thiên tai trên địa bàn Hương Khê diễn biến phức tạp, khó lường. Cuối tháng 4 và đầu tháng 5/2021, trên địa bàn Hương Khê đã xảy ra 3 trận lốc xoáy kèm theo mưa lớn, làm 78 nhà bị tốc mái; 1.114 ha lúa giai đoạn trổ bông, ngậm sữa, bị ngập và đổ ngã; 59 ha vừng giai đoạn cây con bị mưa lớn dập nát, 37 ha ngô bị đổ gãy.

Để ứng phó với mùa mưa lũ năm nay, huyện Hương Khê đã tổ chức kiểm tra, đánh giá thực trạng, chất lượng các công trình. Địa phương cũng tranh thủ mọi nguồn lực tập trung sửa chữa các công trình thủy lợi, hạ tầng thiết yếu bị hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo an toàn.

Huyện cũng đã chỉ đạo các địa phương xây dựng, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện phương án phòng ngừa, ứng phó với bão mạnh, siêu mạnh; phương án sơ dân ra khỏi vùng nguy hiểm khi có thiên tai xảy ra. Chỉ đạo các chủ đầu tư, ban quản lý các dự án, đẩy nhanh tiến độ thi công tác công trình đang dang dở như: Kè chống sạt lở bờ sông Ngàn Sâu, đoạn qua xã Gia Phố; đập Làng, xã Hương Bình; đập Cơn Hương, xã Hà Linh…

Hương Khê cần chủ động đôn đốc thực hiện phương châm “4 tại chỗ” trong phòng, chống thiên tai

Đại tá Lê Khắc Thuyết và đoàn công tác thị sát hồ chứa nước thủy điện Hố Hô

Phát biểu tại cuộc làm việc sau đó, Đại tá Lê Khắc Thuyết - Giám đốc Công an tỉnh ghi nhận, biểu dương huyện Hương Khê trong việc triển khai các phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong thời gian qua.

Hương Khê cần chủ động đôn đốc thực hiện phương châm “4 tại chỗ” trong phòng, chống thiên tai

Thời gian tới, Giám đốc Công an tỉnh yêu cầu huyện Hương Khê và các đơn vị, địa phương, ban, ngành liên quan triển khai công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021. Đặc biệt quan tâm, kiểm tra việc thực hiện xây dựng, tổ chức thực hiện các phương án như: đảm bảo an toàn hồ chứa; phương án phòng ngừa, ứng phó với bão mạnh, siêu bão; phương án sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm khi có thiên tai xẩy ra…

Kiểm tra, đôn đốc công tác chuẩn bị, phòng chống thiên tai, nhất là phương châm “4 tại chỗ” từ hộ gia đình đến từ thôn, xã đến toàn huyện cụ thể, sát thực. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ tham gia trực tiếp công tác phòng, chống thiên tai các xã. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản, tăng cường công tác quản lý chất lượng; đặc biệt là các công trình hồ đập, cầu qua sông, kè chống sạt lở phải tập trung thi công hoàn thành trước mùa mưa lũ năm nay. Phối hợp, đôn đốc Nhà máy thủy điện Hố Hô tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du công trình đã được phê duyệt; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa được Bộ Công thương phê duyệt.

Chủ đề PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.