Thạch Hà không chạy đua số lượng mà tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

(Baohatinh.vn) - Đó là quan điểm chỉ đạo cũng là yêu cầu huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đặt ra đối với các chủ thể tham gia Chương trình OCOP năm 2020.

Thạch Hà không chạy đua số lượng mà tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Ngày 4/9, Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh đã có buổi làm việc với huyện Thạch Hà để nghe và cho ý kiến phương án sản xuất kinh doanh các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2020

Sau khi được Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh chấp thuận 33 ý tưởng sản phẩm OCOP đủ điều kiện xây dựng phương án sản xuất kinh doanh (SXKD), huyện Thạch Hà đã tập trung chỉ đạo các cơ sở triển khai thực hiện.

Tổ chức hội nghị phổ biến kiến thức, trao đổi kinh nghiệm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm năm 2020, hướng dẫn xây dựng phương án SXKD phát triển sản phẩm tham gia Chương trình OCOP; ban hành công văn về việc hỗ trợ hoàn thiện phương án SXKD các sản phẩm tham gia OCOP; tổ chức họp nghe, cho ý kiến các phương án SXKD...

Tính đến ngày 3/9/2020, Thạch Hà đã có 32/33 phương án SXKD phát triển sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2020 (trừ sản phẩm Rượu nếp sim Nam Hương).

Thạch Hà không chạy đua số lượng mà tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Đại diện Công ty An Phát (Tân Lâm Hương) đề xuất cần ban hành hướng dẫn cụ thể để triển khai các mô hình liên kết.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tham gia đóng góp ý kiến thực hiện chương trình; đồng thời đề xuất các phương án, giải pháp cũng như cách thức tổ chức triển khai thực hiện.

Đại biểu đề xuất hỗ trợ các chính sách liên quan đến thực hiện chương trình, đặc biệt là về đất đai để mở rộng sản xuất; xây dựng hệ thống quản lý thực hiện Chương trình OCOP (về ứng dụng khoa học và công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ); xây dựng hệ thống tư vấn, đối tác hỗ trợ thực hiện chương trình và về huy động nguồn lực, kêu gọi thu hút đầu tư triển khai, thực hiện; chuyển giao công nghệ, trang thiết bị; bảo quản và tiêu thụ sản phẩm; liên kết; đào tạo quản trị, khởi nghiệp, đào tạo nghề...

Thạch Hà không chạy đua số lượng mà tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Chủ cơ sở Lê Hoài Thu (xã Tân Lâm Hương) đề xuất phương án hỗ trợ mở rộng đất đai để phát triển sản phẩm Bánh ram Anh Thu.

Các đại biểu cũng đã làm rõ hạn chế trong quá trình thực hiện Chương trình OCOP như: một số chủ thể tham gia chưa thực sự chủ động, còn lúng túng trong lập phương án SXKD. ..

Những vướng mắc của chủ cơ sở sản xuất trình bày tại buổi làm việc đã được Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG tỉnh và các phòng, ngành huyện Thạch Hà tiếp thu, phân tích, giải đáp và sớm tìm phương án tháo gỡ.

Trưởng phòng OCOP (Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG tỉnh) Lê Xuân Tùng cho rằng: Các chủ cơ sở sản xuất cần rà soát, đánh giá kỹ hiện trạng cơ sở vật chất; ưu, nhược điểm của từng sản phẩm tham gia chương trình trước khi “rót” vốn đầu tư.

Thạch Hà không chạy đua số lượng mà tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Ông Lê Xuân Tùng đề nghị xem xét, nghiên cứu kỹ các nội dung mang tính khả thi để hoàn thiện phương án SXKD; việc lập phương án SXKD phải song song với phát triển sản phẩm OCOP.

Đánh giá thêm về các phương án SXKD được trình bày tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Nguyễn Văn Sáu cho rằng: Các phương án còn khá sơ sài, chưa bám sát thực tế; chưa phù hợp với các chính sách, quy định.

Thạch Hà không chạy đua số lượng mà tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Nguyễn Văn Sáu: Sản phẩm OCOP không chạy đua theo số lượng mà phải chú trọng nâng cao chất lượng để đảm bảo tính bền vững.

Thời gian tới, chủ thể tham gia chương trình OCOP cần tập trung cao hơn cho việc hoàn thiện nội dung của phương án SXKD; không chạy đua theo số lượng, nâng cao chất lượng để tạo tính bền vững cho sản phẩm OCOP; chủ cơ sở cần tham khảo ý kiến của đội ngũ tư vấn để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho việc phát triển sản phẩm; cập nhật các số liệu, dữ liệu về sản phẩm để lưu trữ...

Thạch Hà sẽ tổng hợp các ý kiến góp ý để trình tỉnh trong thời gian sớm nhất (dự kiến trước 20/9/2020).

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Sản phẩm mới

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.