Tránh phát triển sản phẩm OCOP Hà Tĩnh theo kiểu phong trào

(Baohatinh.vn) - Cần nhìn nhận rõ, hết sức khách quan các sản phẩm thực sự được xây dựng từ chương trình OCOP tại Hà Tĩnh, tránh phát triển sản phẩm theo kiểu phong trào, cần tuân theo quy luật thị trường.

Sáng 25/8, dưới sự chủ trì của Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Trần Viết Hậu, đoàn giám sát HĐND tỉnh có buổi làm việc với Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh về việc thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Tránh phát triển sản phẩm OCOP Hà Tĩnh theo kiểu phong trào

Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, sau gần 2 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, với sự tập trung cao, vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và đặc biệt là sự hưởng ứng, nỗ lực của cộng đồng, các chủ cơ sở sản xuất, chương trình đã đạt được kết quả bước đầu quan trọng, tạo sức lan tỏa lớn.

Đến cuối năm 2019, đã có 72 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có 69 sản phẩm 3 sao, 3 sản phẩm 4 sao. Năm 2020, có 255 ý tưởng đề xuất tham gia chương trình, trong đó đã chấp thuận 192 ý tưởng đủ điều kiện để lập phương án sản xuất kinh doanh.

Tránh phát triển sản phẩm OCOP Hà Tĩnh theo kiểu phong trào

Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Nguyễn Hữu Dực: Thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chương trình OCOP; tăng cường đưa tin, giới thiệu các mô hình hay, sản phẩm tốt; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tham gia chương trình.

Bên cạnh các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và cơ chế xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, tỉnh đã ban hành một số chính sách hỗ trợ chương trình OCOP, như: Quy hoạch chi tiết; chuyển giao công nghệ, trang thiết bị; xây dựng thương hiệu, công bố chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; bảo quản và tiêu thụ sản phẩm; đào tạo nguồn nhân lực; thưởng cho các tổ chức, cá nhân có sản phẩm đạt 3-5 sao...

Giai đoạn 2018-2020 tỉnh đã bố trí cho chương trình mỗi xã một sản phẩm hơn 50 tỷ đồng.

Tránh phát triển sản phẩm OCOP Hà Tĩnh theo kiểu phong trào

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Tuấn Thanh: Cần nhìn nhận rõ, hết sức khách quan các sản phẩm thực sự được xây dựng từ chương trình OCOP, tránh phát triển sản phẩm theo kiểu phong trào, cần tuân theo quy luật thị trường.

Bên cạnh kết quả đạt được, còn một số tồn tại, hạn chế như: Nhìn chung đội ngũ cán bộ tham mưu các cấp chưa hiểu biết sâu về chương trình OCOP; quy mô các tổ chức kinh tế tham gia chương trình còn nhỏ và năng lực quản trị còn yếu, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị; chưa hiểu rõ về quản lý chất lượng sản phẩm; nguồn lực thực hiện chương trình đang còn hạn chế; công tác nghiệm thu, thẩm định chính sách hỗ trợ chương trình OCOP đang còn lúng túng và kéo dài; việc phân bổ kinh phí hỗ trợ cho các cơ sở đang còn chậm, đến nay vẫn còn 13 cơ sở chưa được phân bổ kinh phí hỗ trợ....

Tránh phát triển sản phẩm OCOP Hà Tĩnh theo kiểu phong trào

Phó Giám đốc Sở Công thương Võ Tá Nghĩa: Đối với chính sách phát triển sản phẩm OCOP, đề nghị HĐND tỉnh xem xét, tập trung hỗ trợ với mục tiêu nâng cao chất lượng, giảm giá thành và đảm bảo sản xuất ổn định nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Tránh phát triển sản phẩm OCOP Hà Tĩnh theo kiểu phong trào

Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Đỗ Khoa Văn: Các sản phẩm OCOP cần áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài (đối với sản phẩm xuất khẩu) và phải được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận, gắn tem truy xuất nguồn gốc.

Đại biểu cũng cho rằng, cần nhìn nhận rõ, hết sức khách quan các sản phẩm thực sự được xây dựng từ chương trình OCOP; tránh phát triển sản phẩm theo kiểu phong trào, cần tuân theo quy luật thị trường.

Nhận thức và sự chủ động tham gia phát triển sản phẩm OCOP của một số chủ thể còn hạn chế; chưa phát triển được nhiều sản phẩm mới, đặc biệt là sản phẩm chế biến sâu, chưa có sự đa dạng về sản phẩm; một số sản phẩm đạt chuẩn OCOP có giá bán cao hơn sản phẩm cùng loại trên thị trường, do vậy tính cạnh tranh chưa cao...

Tránh phát triển sản phẩm OCOP Hà Tĩnh theo kiểu phong trào

Trưởng ban Văn hóa HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nguyệt: Nhiều sản phẩm trùng lặp, cùng loại, cần phải có sự lựa chọn, đầu tư tốt hơn để có sản phẩm thực sự nổi bật mang thương hiệu của tỉnh

Kết luận buổi làm việc, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Trần Viết Hậu ghi nhận công tác tham mưu, triển khai chương trình OCOP khá kịp thời, quyết liệt của Văn phòng NTM tỉnh. Mẫu mã bao bì, chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất, sản lượng tiêu thụ, giá trị gia tăng các sản phẩm OCOP đã cơ bản đáp ứng yêu cầu.

Tránh phát triển sản phẩm OCOP Hà Tĩnh theo kiểu phong trào

Tuy nhiên, một số sản phẩm còn trùng lặp, ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản xuất còn thấp; chất lượng tư vấn còn hạn chế.

Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh lưu ý, thời gian triển khai đề án không còn nhiều vì vậy Văn phòng Điều phối NTM tỉnh cần có tham mưu tổng kết đề án; rà soát lại những vấn đề tồn tại, hạn chế mà đại biểu đã nêu tại cuộc họp… thống nhất để đưa vào biểu mẫu, tổng hợp. Đoàn giám sát HĐND tỉnh sẽ thực tế kiểm tra một số mô hình, địa phương trong việc triển khai chương trình OCOP.

Chương trình OCOP Hà Tĩnh đặt mục tiêu đến hết năm 2020: Có thêm ít nhất 90 sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận đạt chuẩn OCOP từ 3-4 sao, trong đó, có 10 sản phẩm được công nhận từ 4 sao trở lên.

Phát triển mới 3-5 điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh; tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng, quản lý chặt chẽ 72 sản phẩm OCOP đã được chứng nhận đạt từ 3-4 sao năm 2019, nâng cấp các sản phẩm lên 4-5 sao.

Mục tiêu đến 2025: Có tối thiểu 300 sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận đạt chuẩn OCOP, trong đó có 20% sản phẩm 4 sao, 5% sản phẩm đạt chuẩn 5 sao.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.