Thị xã Hồng Lĩnh lập chốt trực 24/24 giờ giảm thiểu nguy cơ cháy rừng

(Baohatinh.vn) - Nhằm ứng phó với nắng nóng khắc nghiệt, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã lập nhiều chốt bố trí người trực 24/24 giờ, nhằm ngăn chặn những người không có “phận sự” vào rừng để giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Thị xã Hồng Lĩnh lập chốt trực 24/24 giờ giảm thiểu nguy cơ cháy rừng

Các nhân viên trực chốt 24/24 tại khu vực hồ Thiên Tượng (tổ dân phố 10, phường Bắc Hồng) ngăn chặn những người không có nhiệm vụ vào rừng.

Trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh có 1.309 ha rừng, trong đó, 79 ha rừng tự nhiên, 1.230 rừng trồng. Diện tích rừng ở Hồng Lĩnh chủ yếu là thông, keo nên rất dễ bắt lửa. Hồng Lĩnh cũng là địa chỉ thu hút du khách thập phương bởi phong cảnh núi non hữu tình, thơ mộng.

Đặc biệt, thị xã Hồng Lĩnh còn là nơi hội tụ của 6 ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hang, chùa Thiên Tượng, chùa Long Đàm (Bắc Hồng), chùa Cực Lạc, chùa Đại Hùng (Đậu Liêu) chùa Móc (Trung Lương) tọa lạc trong rừng Hồng Lĩnh.

Hàng ngày, lượng du khách đến thắp hương vãn cảnh là rất đông, nhất là vào các ngày lễ, tết, ngày rằm, mồng một… nên nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao.

Thị xã Hồng Lĩnh lập chốt trực 24/24 giờ giảm thiểu nguy cơ cháy rừng

Thị xã Hồng Lĩnh hiện có 1.309 ha rừng, trong đó, 79 ha rừng tự nhiên, 1.230 rừng trồng.

Để hạn chế những người không có trách nhiệm vào rừng, thị xã Hồng Lĩnh đã tiến hành lập 6 sào chắn (3 sào ở Bắc Hồng, 1 sào ở Trung Lương, 1 ở Đậu Liêu và 1 ở Đức Thuận) tại những địa bàn trọng điểm nhằm ngăn chặn những sự cố về cháy rừng có thể xảy ra.

Anh Phạm Thế Anh - Trưởng Ban bảo vệ tổ dân phố 10, phường Bắc Hồng - nhân viên tham gia trực chốt cho biết: “Chỉ tính riêng tại tuyến đường vào hồ Thiên Tượng, mỗi ngày có không dưới 200 người vào ra trong đó có nhiều người ngoại tỉnh đến tham quan, ngắm cảnh, tổ chức sinh nhật, chụp ảnh, tổ chức nấu nướng, ăn uống... Thế nên, chỉ cần một sơ suất nhỏ là rất dễ gây ra cháy rừng. Không chỉ ngăn chặn người không có trách nhiệm ra vào mà những người có nhiệm vụ ra vào rừng để làm việc (công nhân nhà máy nước, cạo mủ cao su...), nhân viên kíp trực cũng phải ghi chép đầy đủ họ tên, ngày, giờ vào, ra, để quy kết trách nhiệm khi có sự cố xảy ra.”

Thị xã Hồng Lĩnh lập chốt trực 24/24 giờ giảm thiểu nguy cơ cháy rừng

Nhân viên bảo vệ tuần tra tại khu vực hồ Khe Dọc (thôn Quỳnh Lâm, phường Trung Lương)

“Năm nay, từ ngày 24/6/2020 đến khi nắng nóng kết thúc (khoảng tháng 9), thị xã Hồng Lĩnh sẽ bố trí nguồn kinh phí khoảng trên 200 triệu đồng để trả thù lao cho 12 người (bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ) mỗi người 200 ngàn đồng, trực 24/24 giờ trong ngày tại 6 sào chắn nhằm ngăn dòng người không có nhiệm vụ vào rừng...

"Kinh phí thị xã trả, nhân viên trực do các địa phương bố trí cắt cử. Tiền thù lao không lớn, trách nhiệm lại nặng nề nhưng anh em vẫn vui vẻ làm việc” - Trưởng phòng Kinh tế UBND thị xã Hồng Lĩnh Hoàng Thanh Sơn cho hay.

Thị xã Hồng Lĩnh lập chốt trực 24/24 giờ giảm thiểu nguy cơ cháy rừng

Kiểm tra sổ sách ghi chép lượng người ra vào khu vực chùa Móc (Trung Lương)

Trong khi đó, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thị xã Hồng Lĩnh Đoàn Ngọc Lợi cho biết: “Những ngôi chùa ở thị xã Hồng Lĩnh là điểm đến rất hấp dẫn thu hút rất đông tăng ni phật tử và người dân đến thắp hương vãn cảnh chùa. Nhưng không thể cấm người dân đến thắp hương tại các chùa, do đó việc các địa phương bố trí thêm lực lượng chốt chặn, cắt cử người tuần tra nhắc nhở người dân về các quy định phòng cháy là rất cần thiết. Bởi lực lượng kiểm lâm và bảo vệ rừng trên địa bàn quá mỏng nên không thể kiêm thêm nhiệm vụ này”.

Thị xã Hồng Lĩnh lập chốt trực 24/24 giờ giảm thiểu nguy cơ cháy rừng

Đập điều hòa (tổ dân phố 10 phường Bắc Hồng - nơi thu hút đông đảo người dân vui chơi giải trí vào mùa hè

Chủ tịch UBND phường Bắc Hồng Nguyễn Viết Khanh: “Lúc đầu lập barie kiểm soát, ngăn chặn người vào rừng vấp phải sự phản ứng quyết liệt của nhiều người, nhất là lứa tuổi thanh niên, nhưng khi được nhân viên thực thi nhiệm vụ giải thích cụ thể, nhiều người cũng hiểu và đồng tình. Duy trì thường xuyên việc lập chốt bằng sào chắn mùa nắng nóng là rất tốt, không chỉ hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có về cháy rừng mà ý thức của người dân về công tác phòng chống cháy rừng theo đó cũng được nâng lên đáng kể."

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.