Thị xã Hồng Lĩnh lập chốt trực 24/24 giờ giảm thiểu nguy cơ cháy rừng

(Baohatinh.vn) - Nhằm ứng phó với nắng nóng khắc nghiệt, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã lập nhiều chốt bố trí người trực 24/24 giờ, nhằm ngăn chặn những người không có “phận sự” vào rừng để giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Thị xã Hồng Lĩnh lập chốt trực 24/24 giờ giảm thiểu nguy cơ cháy rừng

Các nhân viên trực chốt 24/24 tại khu vực hồ Thiên Tượng (tổ dân phố 10, phường Bắc Hồng) ngăn chặn những người không có nhiệm vụ vào rừng.

Trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh có 1.309 ha rừng, trong đó, 79 ha rừng tự nhiên, 1.230 rừng trồng. Diện tích rừng ở Hồng Lĩnh chủ yếu là thông, keo nên rất dễ bắt lửa. Hồng Lĩnh cũng là địa chỉ thu hút du khách thập phương bởi phong cảnh núi non hữu tình, thơ mộng.

Đặc biệt, thị xã Hồng Lĩnh còn là nơi hội tụ của 6 ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hang, chùa Thiên Tượng, chùa Long Đàm (Bắc Hồng), chùa Cực Lạc, chùa Đại Hùng (Đậu Liêu) chùa Móc (Trung Lương) tọa lạc trong rừng Hồng Lĩnh.

Hàng ngày, lượng du khách đến thắp hương vãn cảnh là rất đông, nhất là vào các ngày lễ, tết, ngày rằm, mồng một… nên nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao.

Thị xã Hồng Lĩnh lập chốt trực 24/24 giờ giảm thiểu nguy cơ cháy rừng

Thị xã Hồng Lĩnh hiện có 1.309 ha rừng, trong đó, 79 ha rừng tự nhiên, 1.230 rừng trồng.

Để hạn chế những người không có trách nhiệm vào rừng, thị xã Hồng Lĩnh đã tiến hành lập 6 sào chắn (3 sào ở Bắc Hồng, 1 sào ở Trung Lương, 1 ở Đậu Liêu và 1 ở Đức Thuận) tại những địa bàn trọng điểm nhằm ngăn chặn những sự cố về cháy rừng có thể xảy ra.

Anh Phạm Thế Anh - Trưởng Ban bảo vệ tổ dân phố 10, phường Bắc Hồng - nhân viên tham gia trực chốt cho biết: “Chỉ tính riêng tại tuyến đường vào hồ Thiên Tượng, mỗi ngày có không dưới 200 người vào ra trong đó có nhiều người ngoại tỉnh đến tham quan, ngắm cảnh, tổ chức sinh nhật, chụp ảnh, tổ chức nấu nướng, ăn uống... Thế nên, chỉ cần một sơ suất nhỏ là rất dễ gây ra cháy rừng. Không chỉ ngăn chặn người không có trách nhiệm ra vào mà những người có nhiệm vụ ra vào rừng để làm việc (công nhân nhà máy nước, cạo mủ cao su...), nhân viên kíp trực cũng phải ghi chép đầy đủ họ tên, ngày, giờ vào, ra, để quy kết trách nhiệm khi có sự cố xảy ra.”

Thị xã Hồng Lĩnh lập chốt trực 24/24 giờ giảm thiểu nguy cơ cháy rừng

Nhân viên bảo vệ tuần tra tại khu vực hồ Khe Dọc (thôn Quỳnh Lâm, phường Trung Lương)

“Năm nay, từ ngày 24/6/2020 đến khi nắng nóng kết thúc (khoảng tháng 9), thị xã Hồng Lĩnh sẽ bố trí nguồn kinh phí khoảng trên 200 triệu đồng để trả thù lao cho 12 người (bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ) mỗi người 200 ngàn đồng, trực 24/24 giờ trong ngày tại 6 sào chắn nhằm ngăn dòng người không có nhiệm vụ vào rừng...

"Kinh phí thị xã trả, nhân viên trực do các địa phương bố trí cắt cử. Tiền thù lao không lớn, trách nhiệm lại nặng nề nhưng anh em vẫn vui vẻ làm việc” - Trưởng phòng Kinh tế UBND thị xã Hồng Lĩnh Hoàng Thanh Sơn cho hay.

Thị xã Hồng Lĩnh lập chốt trực 24/24 giờ giảm thiểu nguy cơ cháy rừng

Kiểm tra sổ sách ghi chép lượng người ra vào khu vực chùa Móc (Trung Lương)

Trong khi đó, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thị xã Hồng Lĩnh Đoàn Ngọc Lợi cho biết: “Những ngôi chùa ở thị xã Hồng Lĩnh là điểm đến rất hấp dẫn thu hút rất đông tăng ni phật tử và người dân đến thắp hương vãn cảnh chùa. Nhưng không thể cấm người dân đến thắp hương tại các chùa, do đó việc các địa phương bố trí thêm lực lượng chốt chặn, cắt cử người tuần tra nhắc nhở người dân về các quy định phòng cháy là rất cần thiết. Bởi lực lượng kiểm lâm và bảo vệ rừng trên địa bàn quá mỏng nên không thể kiêm thêm nhiệm vụ này”.

Thị xã Hồng Lĩnh lập chốt trực 24/24 giờ giảm thiểu nguy cơ cháy rừng

Đập điều hòa (tổ dân phố 10 phường Bắc Hồng - nơi thu hút đông đảo người dân vui chơi giải trí vào mùa hè

Chủ tịch UBND phường Bắc Hồng Nguyễn Viết Khanh: “Lúc đầu lập barie kiểm soát, ngăn chặn người vào rừng vấp phải sự phản ứng quyết liệt của nhiều người, nhất là lứa tuổi thanh niên, nhưng khi được nhân viên thực thi nhiệm vụ giải thích cụ thể, nhiều người cũng hiểu và đồng tình. Duy trì thường xuyên việc lập chốt bằng sào chắn mùa nắng nóng là rất tốt, không chỉ hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có về cháy rừng mà ý thức của người dân về công tác phòng chống cháy rừng theo đó cũng được nâng lên đáng kể."

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.