Thời tiết bất lợi, nhiều diện tích cây vừng đen ở Hương Khê bị thối rễ

(Baohatinh.vn) - Sau thu hoạch ngô nếp, bà con nông dân xã Hà Linh (Hương Khê - Hà Tĩnh) lại ra đồng làm đất gieo trồng vừng đen. Nhưng đây là thời điểm thời tiết bất lợi, nhiều trận mưa khiến cây vừng bị thối rễ chết dần...

Thời tiết bất lợi, nhiều diện tích cây vừng đen ở Hương Khê bị thối rễ

Nhiều diện tích vừng đen ở xã Hà Linh (Hương Khê) bị thiệt hại do mưa

Bắt đầu từ tháng 3 âm lịch, gia đình bà Bạch Thị Hương ở thôn 2, xã Hà Linh (Hương Khê) gieo trồng hơn 4 sào cây vừng đen. Khi cây vừng nhú mầm cao chừng 3 cm thì gặp phải nhiều trận mưa làm cho 80% diện tích trên bị úng nước chết.

Bà Hương cho biết: “Do sau thời điểm gieo trồng, liên tiếp có mưa khiến cho phần lớn cây vừng bị úng nước, thối rễ và chết. Chỉ sót lại những cây ở quanh mép đồng còn sống vì không bị úng nước. Với diện tích trên, năm ngoái gia đình tôi thu hoạch được hơn 1 tạ vừng, bán được gần 6 triệu đồng. Nhưng năm nay, may ra chỉ còn thu hoạch được 1 yến”.

Thời tiết bất lợi, nhiều diện tích cây vừng đen ở Hương Khê bị thối rễ

Do “thừa nước”, nhiều cây vừng bị thối rễ ...

Cùng chung nỗi lo, chị Ngô Thị Hương ở thôn 1, xã Hà Linh chia sẻ: “Vừng là cây trồng ưa nắng nhưng để cây dễ nảy mầm thì đất phải đủ độ ẩm. Bởi vậy, hằng năm, chúng tôi thường gieo trồng vào đầu tháng 3 âm lịch. Năm nay ngô nếp được mùa nhưng lại rớt giá, bởi vậy gia đình hi vọng vào cây vừng đen để “cứu” vớt chút đỉnh”.

“Tuy nhiên, do mưa nhiều nên 4 sào vừng đen của gia đình vừa xuống giống coi như mất trắng. Cây vừng vừa mới nhú mầm bị thối rễ, vàng lá, úng chết phải nhổ bỏ hết. Hiện, gia đình đang chờ thời tiết thuận lợi để tiếp tục gieo trồng lại nhưng sợ không đảm bảo thời vụ, sản lượng không cao” - chị Hương lo ngại.

Thời tiết bất lợi, nhiều diện tích cây vừng đen ở Hương Khê bị thối rễ

... và vàng lá rồi chết dần.

Theo ông Trần Văn Hanh – Trưởng thôn 2, xã Hà Linh: Toàn thôn hiện có khoảng 80 hộ trồng cây vừng đen với tổng diện tích hơn 15 ha. Hộ nhiều trồng 1 mẫu, ít thì cũng 3 sào trở lên. Đặc điểm của cây vừng là không kén đất, có thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 65 ngày) lại chịu hạn tốt; phù hợp với việc chuyển đổi các vùng không chủ động được nguồn nước.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của mưa, chưa năm nào cây vừng đen lại bị thiệt hại nhiều như năm nay. Hầu hết các diện tích trồng vừng trên địa bàn đều bị chết, chiếm khoảng trên 70%, thậm chí có vùng mất trắng. Nhiều diện tích, bà con nông dân phải làm đất và gieo trồng lại. Nhưng có hộ không còn giống để gieo trồng bởi giống vừng đen không có bán trên thị trường.

Thời tiết bất lợi, nhiều diện tích cây vừng đen ở Hương Khê bị thối rễ

Chỉ những cây ở mép đồng thì vẫn sống do không bị ngập úng.

Theo ông Nguyễn Văn Phú – Bí thư Đảng ủy xã Hà Linh: Vừng đen đang được người dân xã Hà Linh chú trọng phát triển, mở rộng diện tích nhiều nhất huyện. Toàn xã hiện có 48 ha diện tích trồng cây vừng đen; chủ yếu tập trung tại các thôn 1, 2, 3, 5 và 6. So với cây lạc, đậu, ngô thì cây vừng đen cho năng suất, thu nhập cao hơn.

Đặc biệt, cây vừng đen không phải đầu tư công chăm bón nhiều, ít sâu bệnh, đầu ra thuận lợi. Mấy năm gần đây, cây vừng đen mang lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.

“Tuy nhiên, nhiều diện tích vừng đen trên địa bàn xã vừa rồi bị thiệt hại do gặp phải mưa, nhất là các vùng thấp trũng. Mặc dù, trước đó xã cũng đã khuyến cáo người dân nên gieo trồng vào tháng 4 (âm lịch) để tránh mưa vào tiết thanh minh, song người dân cứ theo kinh nghiệm hàng năm triển khai sản xuất dẫn đến thiệt hại, nhiều diện tích phải gieo trồng lại” - ông Nguyễn Văn Phú thông tin thêm.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Hà Tĩnh thành lập 183 tổ khuyến nông cộng đồng

Hà Tĩnh thành lập 183 tổ khuyến nông cộng đồng

Với nhiều giải pháp cụ thể, đến nay, Hà Tĩnh đã thành lập được 183 tổ khuyến nông cộng đồng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn tại các địa phương.
Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Với quy trình khép kín, trang bị máy móc hiện đại, mô hình trồng nấm đem về cho gia đình chị Bùi Thị Anh (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

Bức tranh nông thôn mới ở Thạch Hà sẽ có những thay đổi khi tới đây có 11 xã sẽ nhập vào TP Hà Tĩnh, đồng thời huyện có thêm 11 xã, thị trấn chuyển về từ huyện Lộc Hà. Các địa phương về thành phố sẽ khai thác tiềm năng, đón đầu cơ hội xây dựng NTM, đô thị văn minh; còn các xã của huyện Thạch Hà tiếp tục “giữ lửa” thực hiện nhiệm vụ xây dựng huyện NTM nâng cao.
Anh nông dân đầu tư tiền tỷ làm nông nghiệp hàng hóa

Thủ lĩnh cơ giới hóa nông nghiệp ở thành phố Hà Tĩnh

Người ta vẫn gọi đùa anh Nguyễn Bằng Tấn (thôn Tiền Tiến, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) là "gã liều”, thậm chí là "gã gàn” khi hết lần này đến lần khác “vác” tiền nhà mua máy móc để sản xuất nông nghiệp. Nhưng, sự liều lĩnh ấy hoàn toàn không hề vô định mà bên trong người nông dân “chân lấm tay bùn” là một tư duy đột phá, sự quyết liệt trong cách làm để phát triển nông nghiệp hiện đại.
Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Thời điểm cuối năm này, các địa phương ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang tập trung đẩy nhanh tiến độ nâng cấp các tiêu chí NTM gắn với chỉnh trang cảnh quan xóm làng đón tết.