Nữ nhà giáo “hai giỏi” ở huyện miền núi Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Tận tụy với nghề, tích cực tham gia hoạt động công đoàn; làm kinh tế giỏi, nuôi các con ăn học trưởng thành, cô Nguyễn Thị Minh Thủy - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Sơn Lễ (Hương Sơn, Hà Tĩnh) xứng đáng là tấm gương “hai giỏi”.

Bắt đầu công tác dạy học từ năm 1989, cô Nguyễn Thị Minh Thủy (SN 1972) đã có hơn 32 năm gắn bó với nghề nuôi dạy trẻ tại các trường mầm non của huyện miền núi Hương Sơn. Trong đó, Trường Mầm non Sơn Tiến là nơi cô có thời gian cống hiến nhiều nhất với các vai trò là giáo viên, Chủ tịch Công đoàn trường rồi Phó Hiệu trưởng nhà trường.

Nữ nhà giáo “hai giỏi” ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Cô Nguyễn Thị Minh Thủy - nữ giáo viên “hai giỏi”.

Trường Mầm non Sơn Tiến là đơn vị nằm trên địa bàn xã vùng sâu, vùng xa, địa hình đồi núi với 3 điểm trường cách xa nhau gần chục km, cơ sở vật chất thiếu thốn. Để khắc phục khó khăn, cô Thủy đã cùng ban giám hiệu và tập thể giáo viên, nhân viên nhà trường đoàn kết, quyết tâm xây dựng môi trường học tập hạnh phúc cho học trò miền núi.

"Xã Sơn Tiến có 2/3 dân số là giáo dân, có những thời điểm, người dân vẫn chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc đưa trẻ đến trường. Tôi cùng các đồng nghiệp phải đến từng nhà tuyên truyền, vận động phụ huynh. Chúng tôi cũng bớt những đồng lương ít ỏi của mình để hỗ trợ gia đình những em có hoàn cảnh khó khăn để các em được đến lớp” - cô Thủy chia sẻ.

Nữ nhà giáo “hai giỏi” ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Hơn 32 năm gắn bó với nghề giáo, cô Thủy luôn tâm huyết, trách nhiệm với học trò.

Bằng tình thương, trách nhiệm và kỹ năng vận động khéo léo, các cô đã thành công trong việc đưa trẻ quay trở lại trường học. Là Chủ tịch Công đoàn trường, cô Thủy đã linh hoạt lồng ghép các hoạt động của công đoàn; chủ động dẫn dắt, bồi dưỡng các đoàn viên phát huy khả năng về nghệ thuật để tham gia và giành giải cao tại các cuộc thi do ngành, địa phương tổ chức. Nhiều năm liền, Trường Mầm non Sơn Tiến là một trong những đơn vị có thành tích xuất sắc của ngành giáo dục Hương Sơn.

Đầu năm 2022, cô Thủy được điều chuyển công tác về đảm nhận chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Sơn Lễ. Với uy tín và những đóng góp đã được khẳng định qua nhiều năm trong ngành GD&ĐT huyện Hương Sơn, cô Thủy tiếp tục được tập thể cán bộ, giáo viên, người lao động Trường Mầm non Sơn Lễ tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Công đoàn trường.

Nữ nhà giáo “hai giỏi” ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Với vai trò Chủ tịch Công đoàn trường, cô Thủy (ngồi giữa) đã khơi dậy các hoạt động phong trào, góp phần xây dựng tập thể vững mạnh.

Ở môi trường mới dù còn nhiều bỡ ngỡ nhưng với bản lĩnh, kinh nghiệm của một “thủ lĩnh” cùng với sự đoàn kết, đồng lòng của tập thể nhà trường, cô Thủy nhanh chóng bắt nhịp và cống hiến hết mình cho công việc.

Ngoài hoàn thành tốt vai trò của một lãnh đạo, cô Thủy luôn quan tâm đời sống của cán bộ, giáo viên; phát triển phong trào nữ công của trường. Cô đã thành lập CLB “Gia đình hạnh phúc”, CLB “Dân vũ thể thao”. Những CLB này đã trở thành sân chơi bổ ích, giúp nữ công kết nối, tạo dựng phong trào.

Nữ nhà giáo “hai giỏi” ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Vườn rau sạch đủ cung cấp cho bữa ăn của hơn 160 học sinh.

Diện tích sân trường không quá rộng nhưng tranh thủ thời gian rảnh rỗi, cô Thủy đã cùng các giáo viên trong trường quy hoạch hàng lối, chăm bón các loại sau củ để cung cấp thực phẩm sạch cho từng bữa ăn của hơn 160 em học sinh.

Cô Phạm Thị Hồng Thắm - Hiệu trưởng Trường Mầm non Sơn Lễ cho biết: “Hàng chục năm nay, cô Thủy đã khẳng định được năng lực và uy tín trong ngành GD&ĐT huyện Hương Sơn. Dù về Trường Mầm non Sơn Lễ công tác chưa lâu nhưng cô Thủy đã góp phần to lớn trong việc khơi dậy hoạt động phong trào, tạo tinh thần thi đua sôi nổi cho cán bộ, giáo viên nhà trường”.

Nữ nhà giáo “hai giỏi” ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Cô Thủy (thứ hai từ trái sang) nhận kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn”.

Với những đóng góp của mình, nhiều năm liền, cô Thủy đạt danh hiệu giáo viên giỏi, chiến sỹ thi đua cấp huyện: năm 2013, cô được Bộ GD&ĐT trao tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”; năm 2022, cô được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng kỷ niệm chương “Vì nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn”...

Không chỉ “giỏi việc trường”, cô Thủy còn rất “đảm việc nhà”. Để có thêm nguồn thu nhập cho gia đình, năm 2015, vợ chồng cô đã vay vốn ngân hàng xây dựng mô hình kinh tế vườn. Sau giờ làm việc ở trường, cô cùng chồng tự tay cải tạo, quy hoạch vườn cây, chuồng trại; chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Có những thời điểm, cô nuôi 10 con hươu, gần 500 con gia cầm; trồng hàng chục gốc ổi, thanh long... Thu nhập của gia đình đạt khoảng 150 triệu đồng/năm.

Nữ nhà giáo “hai giỏi” ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Vợ chồng cô Thủy đã xây dựng được mô hình kinh tế vườn cho giá trị cao.

Từ nguồn thu nhập này, vợ chồng cô đã nuôi hai con ăn học trưởng thành. Con gái Nguyễn Thị Thanh Tâm (SN 1995) từng là thủ khoa đầu vào Đại học Sư phạm Đà Nẵng, nhiều năm liền đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc của trường, hiện đang là giảng viên một trường đại học ở phía Nam. Con trai Nguyễn Hồng Quân (SN 1991) là cựu học sinh Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, tốt nghiệp Đại học Thủy lợi, hiện đang làm việc cho một công ty nước ngoài.

“Sự thành đạt của các con là niềm tự hào, niềm động viên lớn lao đối với chúng tôi. Đó cũng là động lực để tôi nỗ lực mỗi ngày trong công tác chuyên môn cũng như công việc gia đình” - cô Thủy chia sẻ.

Nữ nhà giáo “hai giỏi” ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Cô Thủy xứng đáng là tấm gương sáng cho các đoàn viên khác học tập.

Giỏi việc chuyên môn, làm kinh tế vững vàng, xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con cái trưởng thành, cô Thủy đã được LĐLĐ huyện Hương Sơn tặng danh hiệu “Giỏi việc nước - đảm việc nhà” năm 2020.

Cô Thủy có nhiều đóng góp hiệu quả trong công tác công đoàn tại địa phương, đơn vị; phối hợp tích cực với công đoàn cấp trên triển khai các chính sách, chương trình cho đoàn viên, lao động. Cô xứng đáng là tấm gương “hai giỏi” để các đoàn viên khác noi theo.

Bà Cù Thị Bích Thuận
Chủ tịch LĐLĐ huyện Hương Sơn

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.