Nữ giáo viên ở Lộc Hà giỏi việc trường, xung kích hiến máu tình nguyện

(Baohatinh.vn) - 27 năm gắn bó với nghề, cô Nguyễn Thị Lợi ở Trường Tiểu học Hộ Độ vẫn vẹn nguyên niềm say mê sáng tạo, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giờ dạy. Cô cũng là nhân tố tích cực trong phong trào hiến máu tình nguyện của ngành giáo dục Lộc Hà (Hà Tĩnh).

Nữ giáo viên ở Lộc Hà giỏi việc trường, xung kích hiến máu tình nguyện

Cô Nguyễn Thị Lợi (SN 1974) – Trường Tiểu học Hộ Độ là giáo viên giỏi việc trường, say mê hoạt động tình nguyện.

Tiết học Toán đầu tuần thứ nhất của tháng 11/2022 với nội dung khối lập phương, khối hộp của lớp 3A4 Trường Tiểu học Hộ Độ (Lộc Hà) trở nên hào hứng, hấp dẫn hơn đối với học sinh, bởi phương pháp giảng dạy đổi mới và việc khai thác các học liệu thông qua ứng dụng công nghệ thông tin của cô Nguyễn Thị Lợi.

Để các em dễ hình dung hơn, cô đã tận dụng các vỏ hộp hình khối để minh họa cho bài học. Từ phương pháp trực quan, học sinh dễ dàng nắm bắt những kiến thức cốt lõi của bài, tăng cường tương tác, tạo không khí học tập sôi nổi.

Em Nguyễn Thị Phương Thảo – học sinh lớp 3A4 cho biết: “Cô Lợi dạy rất dễ hiểu, phương pháp này giúp em thêm mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập”.

Nữ giáo viên ở Lộc Hà giỏi việc trường, xung kích hiến máu tình nguyện

Việc áp dụng phương pháp trực quan của cô Lợi giúp học sinh tiếp thu kiến thức bài học nhanh hơn.

27 năm gắn bó với nghề, cô Lợi đã từng giảng dạy ở nhiều trường tiểu học, trong đó có gần 20 năm cống hiến cho quê hương Can Lộc. Đến năm 2015, cô chuyển về Trường Tiểu học Hộ Độ (Lộc Hà). Dù thay đổi môi trường công tác nhưng cô Lợi vẫn luôn giữ cho mình niềm say mê tâm huyết với nghề, trách nhiệm với học sinh. Điều đó đã được cô thể hiện bằng sự năng động, sáng tạo trong tiếp cận phương pháp mới, mạnh dạn nghiên cứu tìm tòi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

“Ngoài việc tìm tòi học hỏi từ kinh nghiệm từ đồng nghiệp, từ sách vở và các tài liệu để trau dồi chuyên môn, tôi còn có niềm say mê nghiên cứu, tìm hiểu để ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Tôi thấy rằng, việc cắt ghép một video ngắn, khai thác các thông tin phục vụ cho nội dung bài học hay thiết kế bài giảng E-Learning phù hợp với trải nghiệm của học sinh sẽ giúp các em dễ tiếp cận kiến thức, hiểu bài và nắm chắc nội dung, làm tăng sự tương tác giữa cô và trò” - cô Lợi chia sẻ.

Nữ giáo viên ở Lộc Hà giỏi việc trường, xung kích hiến máu tình nguyện

Việc động viên, khuyến khích học sinh cũng đã tạo cho các em không khí học tập nhẹ nhàng, thoải mái.

Sự tìm tòi học hỏi, mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cũng là yếu tố giúp cô Lợi tiếp cận nhanh với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Cô Nguyễn Thị Loan – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hộ Độ nhận xét: “Cô Lợi là giáo viên có chuyên môn vững vàng, đi đầu trong việc đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và luôn giúp đỡ, hỗ trợ các đồng nghiệp trong lĩnh vực này. Vừa qua, cô cũng được nhà trường lựa chọn thực hiện giờ dạy chuyên đề chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 3 và được tổ tư vấn chuyên môn phòng GD&ĐT huyện đánh giá rất cao”.

Nữ giáo viên ở Lộc Hà giỏi việc trường, xung kích hiến máu tình nguyện

Cô Lợi là người luôn tìm tòi, học hỏi và đi đầu trong việc đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

Không chỉ khẳng định mình trong chuyên môn, cô Lợi còn là một cán bộ công đoàn nhiệt tình, năng nổ trong nhiều hoạt động, đặc biệt là việc hiến máu tình nguyện.

Cô Lợi chia sẻ: “Tôi bắt đầu hiến máu từ năm 2013 - khi tham gia đợt phát động của Trường Tiểu học Xuân Lộc (Can Lộc). Sau lần đầu tiên ấy, tôi đã hiểu rõ hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động này nên từ đó đến nay năm nào cũng đăng ký”.

Lần đáng nhớ nhất trong hành trình hiến máu của cô Lợi là vào sáng sớm của một ngày tháng 9/2021– ngay sau khi vừa tỉnh giấc, cô đã đọc được những dòng thông tin cầu cứu của người chồng có vợ là chị V.T.H ở Thạch Trung (TP. Hà Tĩnh) bị tai nạn giao thông. Người bị nạn được chẩn đoán dập lá lách phải mổ gấp nhưng do mất máu quá nhiều nên tính mạng nguy kịch. Trong khi đó, ngân hàng máu của bệnh viện không còn nhóm máu AB. Sau khi xác nhận thông tin, cô Lợi đã tức tốc đến Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh đề xuất nguyện vọng hiến máu cứu người.

“Nhìn dòng máu của mình được truyền trực tiếp giúp người bị nạn qua cơn nguy kịch, tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Ngay sau đó, tôi quyết định tham gia CLB Ngân hàng máu sống Hà Tĩnh với mong muốn có thể giúp đỡ được thêm nhiều người hơn nữa”, cô Lợi cho biết.

Nữ giáo viên ở Lộc Hà giỏi việc trường, xung kích hiến máu tình nguyện

Cô Lợi (áo xanh, ngoài cùng bên trái) đã có 15 lần tham gia hiến máu và cũng là thành viên tích cực của CLB Ngân hàng máu sống Hà Tĩnh.

“Tinh thần tình nguyện và suy nghĩ: một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại của cô Lợi đã lan tỏa rộng rãi đến đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường. Hoạt động hiến máu hiện đã được cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường hưởng ứng sôi nổi, trở thành một trong những đơn vị có số lượng người đăng ký tham gia nhiều nhất trong các đợt phát động của huyện”, thầy Lê Đức Dũng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hộ Độ thông tin.

Ghi nhận những nỗ lực và cống hiến của cô Nguyễn Thị Lợi, trong các năm học: 2020-2021, 2021-2022 cô đã được tặng giấy khen của Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Liên đoàn Lao động huyện Lộc Hà và nhiều lần được UBND huyện tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở.

Chủ đề Đổi mới giáo dục

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.