Chủ tịch UBND tỉnh dự lễ đúc chuông ở đền thờ Lê Khôi

(Baohatinh.vn) - Quả chuông ở đền thờ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi (xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh) được đúc lại theo kiểu dáng, trọng lượng (nặng 68kg) và chất lượng như cũ (bằng đồng).

Sáng 21/12, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và lãnh đạo một số sở, ban, ngành cấp tỉnh, 2 huyện Thạch Hà, Lộc Hà đã chứng kiến việc triển khai đúc lại quả chuông đồng ở đền thờ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi, do BQL di tích đền thờ Lê Khôi tổ chức.

Chủ tịch UBND tỉnh dự lễ đúc chuông ở đền thờ Lê Khôi

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và lãnh đạo các sở, ngành, địa phương dâng hương tại đền thờ Đức Thánh Chiêu trưng Đại vương Lê Khôi.

Đền thờ và lăng mộ Lê Khôi được xây dựng từ năm 1446 trên đỉnh Long Ngâm thuộc dãy núi Nam Giới (xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà), đến nay đã 576 năm. Đền được Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích quốc gia vào năm 1990.

Quả chuông của đền có từ năm 2003. Sau gần 20 năm sử dụng, do tác động của dùi chuông nên chuông bị nứt, không đảm bảo thanh âm khi thỉnh chuông hành lễ.

Chủ tịch UBND tỉnh dự lễ đúc chuông ở đền thờ Lê Khôi

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và lãnh đạo các sở, ngành, địa phương chứng kiến quá trình đúc chuông.

Do đó, UBND huyện Thạch Hà và Ban quản lý Di tích đền thờ và lăng mộ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi đã quyết định đúc lại quả chuông mới với kiểu dáng, trọng lượng (nặng 68kg), chất lượng như cũ (sử dụng lại chất liệu đồng của quả chuông cũ); dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào ngày 26/12/2022.

Nghệ nhân Ưu tú Lê Văn Bảy quê ở tỉnh Thanh Hoá (một trong bốn nghệ nhân ưu tú trong làng nghề đúc đồng được Chủ tịch nước công nhận) chịu trách nhiệm thực hiện việc đúc chuông.

Chủ tịch UBND tỉnh dự lễ đúc chuông ở đền thờ Lê Khôi

Thợ đúc chuông đổ nguyên liệu đồng vào khuôn.

Hoạt động này góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền thờ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi; đồng thời lan tỏa sự tri ân, tưởng nhớ vị tướng có nhiều công trạng đối với quê hương, đất nước.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Tĩnh là điểm trọng yếu trên tuyến chi viện miền Nam, hứng chịu hàng vạn tấn bom đạn. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, những con đường huyền thoại năm xưa vẫn tràn đầy sức sống, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà.
Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những tọa độ lửa như núi Nài, Ngã ba Đồng Lộc, Làng K130… của Hà Tĩnh đã cùng quân dân cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975.
 Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Với lịch sử 1020 năm phát triển, các thế hệ người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã chinh phục thiên nhiên, chung lưng đấu cật, gắn bó đoàn kết, xây dựng mảnh đất này ngày càng phát triển, trở thành vùng quê giàu bản sắc văn hóa, có nhiều người đỗ đạt khoa bảng.
Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Với nhiều tâm huyết, nhà nghiên cứu Hà Quảng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam duy nhất ở Hà Tĩnh đạt nhiều giải thưởng lớn cấp tỉnh và cấp Trung ương về lĩnh vực lý luận, phê bình văn học.
Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Đại tá Tư Chu - Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động quân khu Sài Gòn - Gia Định là một người con của quê hương Hà Tĩnh. Ông là người kiến tạo các cách đánh “xuất quỷ nhập thần”, là cái tên đứng đằng sau nhiều chiến công huyền thoại của biệt động Sài Gòn.
Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, Trung úy Phạm Minh Hiếu - Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Tĩnh đã biến rác hữu cơ thành tài nguyên, giải quyết bài toán khó về xử ý ô nhiễm môi trường