Cụ bà 90 tuổi ở Hà Tĩnh góp phần lưu giữ lời hát cổ

(Baohatinh.vn) - Năm nay tuổi đã tròn 90, mắt mờ, chân chậm, nhưng khi nhắc đến những câu hát trong điệu giặm “Xay lúa”, cụ bà Trần Thị Tuấn (SN 1930, thôn Hợp Tiến, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn say sưa cất lời như thời còn trẻ.

Khi vừa nghe chúng tôi nhắc đến điệu giặm “Xay lúa”, cụ Tuấn liền cất lời: “Đi lính nhà vương/ Chồng em ra đi lính/ Trăm công chi để lại/ Một trăm đường để cho/ Dừ một chắc em lo/ Lo cha già mẹ yếu/ Lo thầy già mẹ yếu/ Một chắc em lo liệu/ Lo việc cửa việc nhà/Chồng em bước chin ra/ Cho bình yên đôi trự/ Cho được thái bình đôi trự”.

Cụ bà 90 tuổi ở Hà Tĩnh góp phần lưu giữ lời hát cổ

Cụ Tuấn chia sẻ câu chuyện về ý nghĩa câu hát cổ

Cụ Tuấn nói: “Đó là lời của bài “Chồng đi lính” hát theo điệu giặm “Xay lúa”. Tôi cũng không biết chính xác lời bài hát có từ đâu, từ bao giờ, chỉ biết là cách đây đã hơn nửa thế kỷ, khi tôi lớn lên đã nghe các bà, các chị hát rồi hát theo và thuộc đến nay. Bây giờ lớp người thời trước không còn, những lời hát này cũng vì thế mai một dần”.

Cụ bà 90 tuổi ở Hà Tĩnh góp phần lưu giữ lời hát cổ

Thi thoảng, cụ hát ví, giặm cho những đứa trẻ ở làng nghe nhằm truyền thụ niềm yêu dân ca ví, giặm.

Cũng theo cụ Tuấn, những lời hát được cất lên như thay lời tâm sự của người dân trong lao động sản xuất. Họ hát khi ru con, xay lúa, đi làm đồng... Khi là lời bày tỏ tâm sự, thể hiện tình yêu; khi là hát về tình yêu lao động, say mê sản xuất; hát để nhắc nhở con cháu về công lao của bậc sinh thành; gửi gắm những tâm tư, tình cảm trong mọi vấn đề của cuộc sống...

Cứ như thế, những lời hát được lan tỏa, thấm sâu vào đời sống người dân, len lỏi trong mỗi vùng quê làm giàu thêm đời sống tinh thần cho họ.

Cụ bà 90 tuổi ở Hà Tĩnh góp phần lưu giữ lời hát cổ

Cụ Tuấn hát lời, Nghệ nhân nhân dân Khánh Cẩm ghi chép nhằm lưu giữ lời hát cổ.

Nhằm lưu giữ, bảo tồn lời hát cho làn điệu này, những năm gần đây, Nghệ nhân nhân dân Trần Khánh Cẩm - người chuyên sưu tầm các lời hát cổ đã cất công tìm đến cụ Tuấn để được nghe cụ hát và tỉ mẩn ghi chép lại từng lới. Nhiều lời hát như: Em lấy chồng xa; Thương cha thương mẹ muôn phần; Đúc cội chuông vàng; Lệch gối nghiêng chăn... đã được nghệ nhân Khánh Cẩm và cụ Tuấn lưu lại.

Nghệ nhân nhân dân Khánh Cẩm chia sẻ: “Những lời hát cổ được lưu truyền trong nhân dân rất nhiều và luôn là những câu hát ấn tượng, đậm tính dân gian. Lớp người như cụ Tuấn giờ không còn nhiều nên tôi phải tranh thủ khi cụ còn khỏe, còn tỉnh táo để sưu tầm. Từ cụ Tuấn, tôi đã lưu giữ được nhiều tác phẩm giá trị cho kho tàng dân ca ví, giặm tỉnh nhà”.

Cụ bà 90 tuổi ở Hà Tĩnh góp phần lưu giữ lời hát cổ

Cụ Tuấn (người thứ 3 từ phải sang - hàng trước) tham gia biểu diễn cùng CLB dân ca ví, giặm xã Kỳ Bắc.

Gắn bó máu thịt với mảnh đất quê hương, cụ Tuấn càng ý thức phải góp phần gìn giữ mạch nguồn văn hóa đã nuôi dưỡng tâm hồn mình từ thuở bé. Bởi vậy, dẫu tuổi đã cao nhưng hơn 2 năm nay, cụ vẫn tham gia vào CLB dân ca ví, giặm xã Kỳ Bắc và thường đi tham gia biểu diễn tại các sân khấu. CLB chính là không gian để cụ Tuấn vui sống tuổi già và có cơ giao lưu, chia sẻ niềm đam mê với nghệ thuật dân gian với mọi người, cũng như truyền dạy các làn điệu dân ca cho thế hệ sau.

Bây giờ tuổi đã cao, sức khỏe yếu hơn nhưng thi thoảng, cụ Tuấn vẫn hát cho hàng xóm và những đứa trẻ nghe để người dân nơi đây thêm yêu những làn điệu dân ca.

“Cụ Tuấn là kho tàng sống về những câu hát dân ca ví, giặm của người dân quê tôi. Nhờ có cụ, chúng tôi lớn lên được nghe và biết hát những câu hát mộc mạc, chân tình của quê mình” - chị Nguyễn Thị Phượng, người dân xã Kỳ Bắc chia sẻ.

Chủ đề Nghệ thuật dân gian

Đọc thêm

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.