Dân nghèo Tân Sơn biết ơn bác trưởng thôn

(Baohatinh.vn) - Là người đứng đầu địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao, ông Nguyễn Công Cư - Trưởng thôn Tân Sơn (xã Kỳ Thọ, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn trăn trở với người dân về cách làm ăn, đồng thời tích cực làm cầu nối để họ tiếp cận các nguồn vốn chính sách nhằm thoát nghèo bền vững.

Từng có 10 năm quân ngũ, khi trở về địa phương, ông Nguyễn Công Cư (SN 1961, thôn Tân Sơn, xã Kỳ Thọ, huyện Kỳ Anh) luôn phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, không ngại khó ngại khổ, xây dựng cuộc sống gia đình ổn định trên vùng quê nghèo.

Dân nghèo Tân Sơn biết ơn bác trưởng thôn
Trưởng thôn Nguyễn Công Cư trò chuyện với PV Báo Hà Tĩnh.

Năm 2015, ông được bà con tín nhiệm bầu giữ chức Trưởng thôn Tân Sơn với mong muốn vực dậy phong trào của một thôn nghèo nhất trong xã nghèo. Nhận nhiệm vụ trong điều kiện khó khăn đủ bề, điều mà CCB Nguyễn Công Cư trăn trở nhất là cuộc sống của người dân ở đây gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo đến 16%, hộ cận nghèo 11%. Vì vậy, ưu tiên số một của ông là phải bằng mọi cách để khơi dậy ý thức vươn lên thoát nghèo, giải quyết được nguồn sinh kế để giảm tỷ lệ hộ nghèo trước.

Trong các cuộc họp hành, diễn đàn, các cuộc nói chuyện, vấn đề giảm nghèo luôn được Trưởng thôn Nguyễn Công Cư đề cập và đưa ra bàn bạc, vận động. Để nói được cho dân nghe, dân đồng tình, ủng hộ, bản thân ông đã gương mẫu đi đầu trong tổ chức sản xuất kinh tế gia đình. Dù bận bịu công việc làng nhưng ông đã tranh thủ cùng vợ làm 2 mẫu ruộng, 7 sào lạc, nuôi gần chục con trâu, bò...

Cùng với tuyên truyền người dân thay đổi cách nghĩ, cách làm, vươn lên phát triển sản xuất để thoát nghèo, ông đã vận động bà con tích cực tham gia các cuộc tập huấn kỹ thuật nuôi trồng, làm chủ sản xuất, chăn nuôi.

Không chỉ trang bị cho người dân về ý thức, cách thức làm ăn, nhiều năm qua, Trưởng thôn Nguyễn Công Cư luôn tìm kiếm, tranh thủ các chương trình hỗ trợ sinh kế để giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo có nguồn vốn phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Thời gian qua, hàng chục hộ nghèo trong thôn đã được hỗ trợ các mô hình sinh kế từ các chương trình giảm nghèo bền vững; hàng chục ngôi nhà cho hộ nghèo được mọc lên thay thế những căn nhà cũ nát, xập xệ. Nhờ được trang bị kiến thức làm ăn, cộng với có nguồn lực hỗ trợ, nhiều hộ đã thoát nghèo.

Dân nghèo Tân Sơn biết ơn bác trưởng thôn
Ngôi nhà mới khang trang của gia đình anh Mai Văn Hoàng - chị Nguyễn Thị Hằng.

Gia đình anh Mai Văn Hoàng - chị Nguyễn Thị Hằng là hộ nghèo lâu năm, căn nhà để ở đã xập xệ. Trước hoàn cảnh đó, ông Cư đã động viên gia đình tìm hướng thoát nghèo. Tuy nhiên, ông Cư cũng xác định, muốn dân “lạc nghiệp” thì trước hết phải “an cư” nên đã tìm cách kết nối để gia đình được hỗ trợ tiền xây nhà.

Chị Nguyễn Thị Hằng xúc động: "Với sự kết nối của ông Cư, chúng tôi đã được hỗ trợ 50 triệu đồng theo chương trình giảm nghèo của huyện để làm nhà ở kiên cố. Số tiền đó cộng với sự hỗ trợ của người thân, hàng xóm, chúng tôi đã xây được ngôi nhà trị giá hơn 100 triệu đồng. Cùng với 3 con bò được hỗ trợ từ nguồn sinh kế trước đó, chúng tôi đã có điều kiện để phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo và trang trải cho các con học hành. Chúng tôi vô cùng biết ơn bác Cư trưởng thôn".

Dân nghèo Tân Sơn biết ơn bác trưởng thôn
Có nhà mới và có nguồn sinh kế, gia đình chị Hằng đã thoát nghèo.

Cũng như gia đình chị Hằng, chị Lê Thị Nghị - một phụ nữ đơn thân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở thôn Tân Sơn đã được Trưởng thôn Nguyễn Công Cư kêu gọi, kết nối để được hỗ trợ số tiền 70 triệu đồng làm nhà ở. Đến nay, ngôi nhà đã hoàn thành. Trước đó, chị Nghị cũng được ông Cư kêu gọi hỗ trợ 15 triệu đồng mua một con bò giống và xây dựng chuồng. Đến nay, bò đã sinh được 3 con bê, giúp chị có nguồn thu nhập để ổn định cuộc sống.

“Từ cuộc sống khó khăn cùng cực, được Trưởng thôn Cư kêu gọi nguồn hỗ trợ và được bà con đồng lòng giúp sức, bây giờ tôi đã có được cuộc sống mới. Bao năm vất vả, nay nhờ có người cán bộ luôn quan tâm đến cuộc sống của người dân nên tôi mới được đổi đời”, chị Nghị chia sẻ.

Từ một thôn có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất xã với 16%, đến nay thôn Tân Sơn đã hạ xuống còn 0,4%; hộ cận nghèo cũng giảm từ 11% xuống còn 0,6%.

Dân nghèo Tân Sơn biết ơn bác trưởng thôn
Ngôi nhà của chị Lê Thị Nghị được chương trình giảm nghèo bền vững hỗ trợ 70 triệu đồng để xây dựng.

Trưởng thôn Nguyễn Công Cư chia sẻ: “Là người cán bộ gần dân nhất, muốn nói cho dân nghe, trước hết mình phải làm gương, phải biết hy sinh lợi ích của bản thân để giúp bà con vươn lên. Người dân chúng tôi vẫn còn nghèo, họ rất cần sự chung tay của các nhà hảo tâm, cộng đồng để có nguồn lực phát triển sản xuất; đồng thời cần người cán bộ biết quan tâm, chia sẻ, tư vấn, hỗ trợ về cách làm ăn... Khi người dân còn cần thì tôi vẫn còn cống hiến”.

Là một xã nghèo, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, chúng tôi đánh giá rất cao vai trò, trách nhiệm của Trưởng thôn Nguyễn Công Cư. Ông là người cán bộ tận tụy, có nhiều cách làm hiệu quả trong công tác giảm nghèo. Đây cũng là nhân tố điển hình để Kỳ Thọ lan tỏa, giúp người dân có điểm tựa vươn lên thoát nghèo, góp phần hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao thời gian tới.

Ông Hồ Văn Hiển
Chủ tịch UBND xã Kỳ Thọ

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

"Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...

"Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...

Không ít lần trắng tay sau những cuộc tiên phong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nhưng bằng ý chí, quyết tâm của người lính cụ Hồ, ông Hoàng Ngọc Trà (xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã vượt khó vươn lên phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương.
"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

Cảnh quan xanh mát, hạ tầng đồng bộ, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao… là những “quả ngọt” mà xã Ân Phú (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã gặt hái được trên hành trình bền bỉ xây dựng nông thôn mới.
Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã gửi vào tâm thức thế hệ trẻ niềm tự hào, biết ơn để nỗ lực hơn trong cống hiến xây dựng quê hương.
20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là biểu tượng làng quê Việt Nam, tuy nhiên, qua thời gian, không ít giếng làng đã trở thành phế tích. Tại Lộc Hà (Hà Tĩnh), người dân bằng nhiều cách làm đã trùng tu, phục dựng giếng làng nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa.
Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, cùng với phát triển kinh tế, anh Nguyễn Ngọc Quyết (Hương Khê, Hà Tĩnh) tiếp tục tham gia lực lượng dự bị động viên, là tấm gương tiêu biểu ở đơn vị, địa phương.
Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Kế thừa, phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ cha ông, những người trẻ Hà Tĩnh ngày nay đang nỗ lực học tập, rèn luyện để hoàn thiện tri thức, trở thành những công dân hội nhập.
Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Từng vinh dự được lái xe phục vụ Bác Hồ nhân dịp Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh diễn ra trên quảng trường Ba Đình vào năm 1955, ông Trương Quang Hảo (90 tuổi, ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đã cảm nhận được sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người.
Trên quê hương Xô viết anh hùng

Trên quê hương Xô viết anh hùng

Những ngày này, trong phấp phới cờ đỏ sao vàng tung bay trên những vùng quê nông thôn mới khang trang ở các huyện Can Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh), dường như vẫn còn nghe âm vang tiếng trống Xô viết giục giã thuở nào…
Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Với đông đảo đô vật từ nhiều lứa tuổi, trong và ngoài xã tham gia, hội vật truyền thống ở Thuần Thiện (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây nhằm chào mừng Quốc khánh 2/9.
Trái tim người lính mang nặng ân tình

Trái tim người lính mang nặng ân tình

“Nợ ân tình” là món nợ của một trái tim nhân hậu, đầy yêu thương với cuộc đời, con người. Đọc cuốn hồi ký, chúng ta càng hiểu hơn trái tim mang nặng ân tình của một người cựu binh, càng yêu thêm những người lính, yêu thêm đất nước Việt Nam một thời đạn lửa, gian lao khó nhọc nhưng anh hùng, vinh quang.
Nghị lực của Ánh

Nghị lực của Ánh

Sinh ra không có bố, mẹ mắc bệnh thần kinh, 12 tuổi Nguyễn Thị Hồng Ánh (SN 2006, trú thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) được đưa vào Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh. Không đầu hàng trước số phận, em đã vươn lên trong học tập để bước vào giảng đường đại học với số điểm 28,25.
 Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Phát huy các giá trị truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) không ngừng nỗ lực vươn lên, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng quê hương, đất nước.
Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Từ những điệu ví, câu hò của ông cha xưa, ngày nay, dân ca ví, giặm được tiếp biến trong nhiều loại hình nghệ thuật, tạo sức sống bền lâu trong đời sống của người dân Hà Tĩnh cũng như cả nước.
Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Cùng với cả nước, suốt những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã phát huy tốt tinh thần, hào khí Cách mạng tháng Tám năm 1945 để xây dựng quê hương ngày càng phát triển, vững mạnh.
Dưới trời thu xanh thắm...

Dưới trời thu xanh thắm...

Tháng Tám về gọi dậy cả miền ký ức hào hùng của lịch sử, đặc biệt là không khí của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 trong lòng mỗi người dân Hà Tĩnh nói riêng và người Việt Nam nói chung.