Miệt mài mưu sinh nơi cửa biển

(Baohatinh.vn) - Những ngày cuối năm Quý Mão, phụ nữ làng biển ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lại tất bật đi đục hàu, cào ốc sắt... trên những bãi bồi, mõm đá lô nhô. Họ miệt mài tìm kiếm “lộc biển” để có một cái tết đủ đầy, ấm áp hơn.

Miệt mài mưu sinh nơi cửa biển

Khoảng 14h chiều, khi thủy triều rút, những người phụ nữ ở làng biển Cẩm Nhượng, Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên) lại cần mẫn men theo các bãi đá và bãi bồi quanh chân cầu Cửa Nhượng để đục hàu, cào ốc sắt. Công việc này tuy vất vả nhưng bù lại mang về nguồn thu nhập khá nên ai cũng miệt mài, nhất là những ngày cuối năm âm lịch này.

Miệt mài mưu sinh nơi cửa biển

Chị Nguyễn Thị Liên (SN 1975, trú thôn Liên Thành, xã Cẩm Nhượng) chia sẻ: Công việc đẽo đá đục hàu kéo dài quanh năm, tuy nhiên, vào dịp cuối năm thường hối hả hơn với chúng tôi. Bởi, đây là thời điểm giáp tết, chị em ai cũng muốn có thêm thu nhập nên chịu khó đi sớm và về muộn hơn ngày thường để khai thác được nhiều "lộc biển".

Miệt mài mưu sinh nơi cửa biển

Cũng theo chị Liên, nơi chị sinh sống không có đất nông nghiệp để canh tác, kinh tế phụ thuộc vào biển để mưu sinh. Đàn ông đi biển đánh cá, phụ nữ ngoài thời gian đi chợ bán cá còn mang theo dụng cụ để cào ốc, đục hàu, bắt hải sản... kiếm thêm thu nhập.

Miệt mài mưu sinh nơi cửa biển

Chị Liên phấn khởi nói: "Sau hơn 4 tiếng cần mẫn bên những mõm đá, tôi đục được hơn 20 kg hàu đá, bán hơn 250 nghìn đồng. Thành quả lao động hôm nay giúp tôi có thêm nguồn thu trang trải dịp tết. Hy vọng những ngày tới thời tiết thuận lợi để bà con miền biển chúng tôi có thể khai thác được nhiều hàu, ốc hơn".

Miệt mài mưu sinh nơi cửa biển

Hàu thường bám trên nhưng mõm đá, chân cầu. Khi nước rút, chị em phụ nữ ven biển ở Cẩm Xuyên lại rủ nhau ra chân cầu Cửa Nhượng để đục hàu.

Miệt mài mưu sinh nơi cửa biển

Cách đó không xa, bà Nguyễn Thị Băng (SN 1960, ở thôn 2, xã Cẩm Lĩnh) cũng đang cạy từng con hàu trên các phiến đá trôi dạt trên mặt cát. Mỗi một con hàu bật ra khỏi đá, bà Băng lại khấp khởi một niềm vui khó tả. Gần 20 năm qua, dù đông giá hay nắng gắt, bà Băng luôn cố gắng bám trụ với nghề để có đồng ra đồng vào.

Miệt mài mưu sinh nơi cửa biển

Tuổi đã cao, cộng thêm trời lạnh hanh hao những ngày cuối năm khiến công việc của bà Băng thêm phần cực nhọc. Bà Băng tâm sự: Cuộc sống gắn liền với biển nên dù mưa, lạnh giá, chúng tôi cũng không bỏ công việc của mình, nhất là mùa tết. Nhờ công việc này, trung bình tôi kiếm được từ 100 - 200 nghìn đồng/ngày, nuôi dạy các con ăn học trưởng thành.

Miệt mài mưu sinh nơi cửa biển

Ngoài đục hàu, nhiều phụ nữ miền biển Cẩm Xuyên còn rủ nhau đi cào ốc sắt. Công việc này đòi hỏi người làm phải có sức khỏe tốt vì phải di chuyển nhiều, kéo nặng, chịu đựng thời tiết khắc nghiệt trong thời gian dài.

Miệt mài mưu sinh nơi cửa biển

Chị Hoàng Thị Tuyền (thôn Xuân Bắc, xã Cẩm Nhượng) chia sẻ: Nghề cào ốc sắt thường đi theo con nước, thủy triều rút lúc nào thì đi lúc đó. Vào mùa đông thì rét buốt, mùa hè thì nắng gắt, nhiều lúc muốn nghỉ, nhưng nếu không làm thì nhà 5 miệng ăn không biết trông vào đâu. Hơn nữa, tết đang đến gần nên chị em chúng tôi ai cũng bảo nhau cố gắng để có một cái tết ấm hơn.

Miệt mài mưu sinh nơi cửa biển

Thành quả sau một buổi chiều ngâm mình dưới nước cào ốc của chị Tuyền là những chiếc bì đựng đầy ốc sắt. Chị Tuyền cho biết: Mấy hôm nay thời tiết thuận lợi nên ngày nào tôi cũng thu được từ 50 - 60 kg ốc sắt. Loại ốc này được các hộ nuôi tôm mua về xay nhuyễn làm thức ăn cho tôm với giá 4 nghìn đồng/kg.

Miệt mài mưu sinh nơi cửa biển

Cũng như những người lao động khác, những ngày cận tết, phụ nữ miền biển Cẩm Xuyên lại tất tả mưu sinh. Với họ, những giỏ hàu, ốc... chính là động lực để nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Cũng chính vì lẽ đó mà bà con nơi đây luôn mong mưa thuận gió hòa, “lộc biển” ngày càng nhiều để cuộc sống bớt nhọc nhằn.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.