Thăm ngôi đền thiêng nghìn năm tuổi ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Di tích lịch sử văn hóa đền Cả hay còn gọi là đền Lớn, Tam tòa Đại Vương ở xã Ích Hậu (Lộc Hà, Hà Tĩnh) được bắt đầu xây dựng từ thế kỷ XI, đời Nhà Lý, thờ nhiều vị công thần của dân tộc.

Video: Vẻ thâm trầm, cổ kính của đền Cả

Thăm ngôi đền thiêng nghìn năm tuổi ở Hà Tĩnh

Theo truyền thuyết và các tư liệu lịch sử, năm Canh Ngọ 1030, hoàng tử thứ 8 của vua Lý Thái Tổ là Lý Nhật Quang cùng 2 vương hầu là Lý Đại Thành và Lý Thái Giai theo lệnh vua vào vùng đất phía Nam Hoan Châu (Nghệ An - Hà Tĩnh ngày nay) để chiêu dân, lập ấp. Sau này, để tưởng nhớ công ơn 3 vị tướng quân, Nhân dân đã lấy nền đất nơi đóng quân lập đền thờ ngày đêm hương khói. Ban đầu đền có tên gọi là Đình Hát, miếu thờ Tam tòa Đại Vương, về sau gọi là đền Cả.

Thăm ngôi đền thiêng nghìn năm tuổi ở Hà Tĩnh

Đến thời nhà Trần (vào thế kỷ XIII), các công thần Trần Quang Khải và Trần Khánh Dư lại tiếp tục đến Hoan Châu thực hiện công việc chỉ đạo khai phá vùng đất dưới chân núi Hồng Lĩnh và dừng chân nghỉ lại tại đền. Sau đó, Nhân dân nhớ ơn công lao của 2 vị, lập thêm “Lưỡng tòa thánh Vương” để phụng thờ.

Thăm ngôi đền thiêng nghìn năm tuổi ở Hà Tĩnh

Theo "Dư địa chí tỉnh Hà Tĩnh”, vào thời nhà Lê, vua Lê Thánh Tông trong khi đi đánh giặc Chiêm Thành, lúc thuyền ngang qua sông Kênh Cạn thì không đi tiếp được. Vua đã thân chinh ngự giá lên bờ vào đền làm lễ, lúc đó thuyền mới đi được. Sau khi đánh giặc Chiêm Thành thắng lợi trở về, nhà vua lệnh cho dân tổng Phù Lưu (gồm các xã: Ích Hậu, Phù Lưu, Hồng Lộc, Tân Lộc...) tu sửa đền và gọi là đền thờ “Thần Tam Lang”.

Thăm ngôi đền thiêng nghìn năm tuổi ở Hà Tĩnh

Kiến trúc đền Cả hiện nay gồm 3 tòa nhà chính: hạ điện, trung điện và thượng điện được xây dựng với các niên đại khác nhau. Trong đó, thượng điện được xây dựng vào năm 1474 thuộc niên hiệu Hồng Đức, lấy tên là điện Xuân Đài, do Nhị giáp Đệ Ngũ danh tiến sỹ xuất thân, Đông các Hiệu thư Trần Đức Mậu xây dựng. Nhà được làm bằng gỗ lim nguyên khối, với nhiều chạm khắc tinh xảo từ những người thợ ở kinh thành Thăng Long, sau khi làm xong mới đưa về bằng đường thủy để lắp ráp.

Thượng điện thờ Thánh Mẫu, kế đến là Tam tòa Đại Vương gồm: Hoàng tử Lý Nhật Quang cùng 2 vương hầu là Lý Đại Thành và Lý Thái Giai. Hai bên thượng điện thờ nhị vị công thần là Trần Quang Khải và Trần Khánh Dư. Trung điện thờ các vị có công với đất nước như: Trần Đức Mậu, Nguyễn Văn Giai... Hạ điện thờ các vị thành hoàng làng rước về từ các thôn của xã. Trong ảnh: bàn thờ Tam tòa Đại Vương Lý Nhật Quang cùng 2 vương hầu nhà Lý tại thượng điện.

Thăm ngôi đền thiêng nghìn năm tuổi ở Hà Tĩnh

Trung điện được xây dựng năm Quý Mùi (1583), vua Lê Thế Tông niên hiệu Quang Hưng đã lệnh cho Lại bộ Thượng thư, tước Quận công Nguyễn Văn Giai làm từ Thăng Long Hà Nội đưa về bằng đường thủy.

Thăm ngôi đền thiêng nghìn năm tuổi ở Hà Tĩnh

Bên trong tòa nhà Trung điện.

Thăm ngôi đền thiêng nghìn năm tuổi ở Hà Tĩnh

Trung điện được làm bằng gỗ lim nguyên khối với 16 cột, các bức hoành, xà, kèo được điêu khắc tỉ mỉ các hình rồng, phượng, vua, tướng, lính và voi ngựa... Đặc biệt, 2 bức hồi bằng gỗ lim được điêu khắc 2 hoạt cảnh: đánh cờ và hát múa cung đình. Ảnh: Bức hồi được điêu khắc hoạt cảnh vua, quan chơi cờ.

Thăm ngôi đền thiêng nghìn năm tuổi ở Hà Tĩnh

Hạ điện được xây dựng vào năm Đinh Sữu (1877) thuộc triều vua Nguyễn Đức Tông, niên hiệu Tự Đức, do Nhân dân tổng Phù Lưu đứng ra tổ chức xây dựng.

Thăm ngôi đền thiêng nghìn năm tuổi ở Hà Tĩnh

Gắn với các điện thờ là nhiều câu đối bằng chữ Hán có nội dung ca ngợi công đức của các vị tiền nhân trong việc hộ quốc an dân qua các thời kỳ. Trong ảnh: Một vế đối ở Trung điện được ban quản lý đền chú thích lại bằng quốc ngữ.

Thăm ngôi đền thiêng nghìn năm tuổi ở Hà Tĩnh

Cùng với các tòa điện thờ chính, đền Cả còn có các công trình như nhà để sắc phong (hiện đền Cả còn lưu giữ 37 đạo sắc phong do các đời vua ban cho đền), nhà hóa hương vàng... Trong ảnh: Nhà để sắc phong đền Cả.

Thăm ngôi đền thiêng nghìn năm tuổi ở Hà Tĩnh

Đặc biệt, trong khuôn viên rộng gần 3 ha của đền Cả là một quần thể cây cổ thụ với nhiều loại cây quý hiếm có tuổi đời hàng trăm năm. Trong đó, có 6 cây được xác định có tuổi đời gần 1.000 năm gắn với thuở mới lập đền đã được chứng nhận cây di sản. Trong ảnh: Cây chòi được cho là trồng từ thế kỷ thứ XI.

Thăm ngôi đền thiêng nghìn năm tuổi ở Hà Tĩnh

Theo các tư liệu lịch sử, đền Cả cũng là nơi hội họp bí mật của tổ chức Đảng vùng hạ Can trong thời kỳ 1930-1931. Ảnh: Giáo viên và học sinh Trường THPT Nguyễn Đổng Chi tham quan, tìm hiểu về các giá trị văn hóa, lịch sử của đền Cả.

Thăm ngôi đền thiêng nghìn năm tuổi ở Hà Tĩnh

Với nhiều giá trị lịch sử văn hóa, năm 1992, Bộ Văn hóa - Thông tin đã xếp hạng đền Cả là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2018, đền được các cấp chính quyền và bà con nhân dân đóng góp trùng tu tôn tạo với tổng kinh phí 27 tỷ đồng.

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích đền Cả, thời gian qua, chính quyền và người dân thường xuyên kêu gọi các nguồn xã hội hóa để trùng tu, tôn tạo. Xã cũng đã quy hoạch lại khuôn viên đền với diện tích gần 3 ha, nhằm bảo vệ cảnh quan di tích, bảo tồn hệ sinh thái vườn cây cổ thụ.

Chúng tôi cũng tích cực tuyên truyền đến người dân trong và ngoài địa phương về những giá trị của di tích và hướng đến xây dựng đây là điểm đến văn hóa tâm linh thu hút du khách, lan tỏa, giáo dục thế hệ trẻ niềm tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa quê hương đất nước.

Ông Trần Kim Quy
Phó Chủ tịch UBND xã Ích Hậu

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.