Tô đậm vẻ đẹp người lính Cụ Hồ

(Baohatinh.vn) - Tháng 7, trong muôn nẻo tri ân, chúng tôi đã có cơ hội được tiếp xúc với rất nhiều cựu chiến binh gương mẫu ở các miền quê Hà Tĩnh. Với tinh thần người lính Cụ Hồ, trong thời bình, họ tiếp tục đi đầu trong nhiều lĩnh vực, tích cực góp phần xây dựng quê hương.

Người cựu binh tích cực phát triển kinh tế

Tô đậm vẻ đẹp người lính Cụ Hồ

Cựu chiến binh Lê Quang Nhung ở thôn 2, xã Quang Thọ, Vũ Quang.

Năm 1972, ông Lê Quang Nhung (SN 1950, thôn 2, xã Quang Thọ, Vũ Quang) tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự, trở thành người lính của Trung đoàn 270, Sư đoàn 341 và chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sau đó, ông Nhung tiếp tục cùng đồng đội tham gia làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia.

Năm 1990, sau 18 năm tham gia trên nhiều chiến trường, cựu chiến binh Lê Quang Nhung hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc và trở về cuộc sống đời thường.

Trở về địa phương, ông Nhung tiếp tục miệt mài cống hiến trên mặt trận phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới. Nêu cao tinh thần “Thương binh tàn nhưng không phế”, trên mảnh đất của vùng núi Vũ Quang, ông Nhung cùng gia đình đã tích cực phát triển kinh tế.

Tô đậm vẻ đẹp người lính Cụ Hồ

Dù tuổi đã cao nhưng ông Nhung vẫn hăng say lao động sản xuất.

Dù mang trong mình vết thương chiến tranh, là bệnh binh 2/3 (71%), nhưng ông Nhung và vợ vẫn hăng say lao động sản xuất, xây dựng vườn mẫu, trồng cây ăn quả, chăn nuôi bò, gà, nuôi ong… mỗi năm cho thu nhập hơn 100 triệu đồng.

Không chỉ tích cực phát triển kinh tế gia đình, ông Nhung còn tham gia tích cực các phong trào xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền vận động Nhân dân tham gia tốt các phong trào của xã, thôn. Đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Quang Thọ (từ năm 1990 - 2004), ông Nhung luôn phát huy tinh thần không ngại khó, ngại khổ của người cựu binh. Từ đó, ông tích cực với các hoạt động xã hội, thúc đẩy các hội viên phát triển kinh tế, xây dựng gia đình văn hóa.

Tô đậm vẻ đẹp người lính Cụ Hồ

Ông Nhung cùng vợ là bà Trần Thị Tứ luôn động viên nhau cố gắng, làm gương cho con cháu.

Đến năm 2004, do vết thương chiến tranh, sức khỏe giảm sút nhiều nên ông Nhung đã nghỉ các hoạt động xã hội. Dù vậy, ông vẫn luôn nêu cao tinh thần gương mẫu, dạy bảo con cháu nên người. Được biết, vợ chồng ông Nhung có 3 người con (1 trai, 2 gái) đều đã trưởng thành và đang giữ nhiều vai trò, vị trí trong các tổ chức, cơ quan Nhà nước.

Ông Nhung bày tỏ: “Dù là thời chiến hay thời bình, những người lính như tôi đều phải đi đầu, bước trước. Thời chiến, chúng tôi tham gia chống giặc, hòa bình rồi phải tích cực lao động sản xuất. Đến bây giờ, tôi vẫn luôn dạy bảo con cháu chấp hành tốt chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của gia đình, ra sức lao động sản xuất để đời sống ngày càng phát triển”.

Một đời học và làm theo Bác

Năm nay đã 85 tuổi nhưng cựu chiến binh Nguyễn Đình Lộc (SN 1938, trú tại TDP 4, thị trấn Cẩm Xuyên) rất minh mẫn. Trong câu chuyện của ông Lộc, con cháu vẫn được nghe kể về những năm tháng chiến tranh hào hùng của đất nước, dân tộc.

Năm 1961, người thanh niên Nguyễn Đình Lộc lên đường nhập ngũ, trở thành người lính thuộc Sư đoàn 325 (Quân đoàn 2). Trong quân ngũ, cựu chiến binh Nguyễn Đình Lộc đã tham gia chiến đấu tại nhiều chiến trường như Tam Kỳ (Quảng Nam, năm 1965), đường 9 Nam Lào (năm 1971), giải phóng miền Nam (năm 1975)…

Suốt những năm tháng trên chiến trường, người thanh niên ấy đã anh dũng chiến đấu chống lại kẻ thù. Vào năm 1990, khi rời quân ngũ, ông mang trên mình nhiều thương tật, trở thành thương binh hạng 2/4.

Tô đậm vẻ đẹp người lính Cụ Hồ

Cựu chiến binh Nguyễn Đình Lộc trú tại TDP 4, thị trấn Cẩm Xuyên.

Về với đời thường, ông Lộc vẫn giữ vững, phát huy những phẩm chất của người lính Cụ Hồ, được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Cẩm Xuyên (1990 - 2003).

Năm 2003, ông Lộc thôi hoạt động tại Hội Cựu chiến binh huyện. Đến năm 2008, ông Lộc tiếp tục đảm nhận cương vị Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam huyện Cẩm Xuyên (2008 - 2013). Dù ở mặt trận nào, “người lính già” Nguyễn Đình Lộc vẫn phát huy phẩm sáng ngời của người lính Cụ Hồ, luôn học và làm theo Bác cả trong tư tưởng và hành động.

Suốt quá trình công tác xã hội, ông luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và vinh dự được tặng thưởng 14 bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, 4 bằng khen của Tỉnh ủy, 4 bằng khen của các bộ ngành, đặc biệt là bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước (năm 2012)…

Tô đậm vẻ đẹp người lính Cụ Hồ

Gia đình ông Lộc luôn gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào tại địa phương.

Ông Lộc bộc bạch: “Với tôi, những năm tháng nơi chiến trường là những kí ức không bao giờ quên. Trong giáo dục cho con cháu, tôi vẫn luôn nhắc nhở về tinh thần học và làm theo Bác để lấy đó làm động lực vươn lên, trở thành những công dân có ích cho đất nước, dựng xây quê hương bằng tình yêu với cách mạng”.

“Nguyện cống hiến hết sức mình cho sự phát triển của quê hương”

Tô đậm vẻ đẹp người lính Cụ Hồ

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Trân - Bí thư Chi bộ thôn Hợp Sơn, xã Thanh Lộc, Can Lộc.

Xuất phát từ tâm niệm làm sao để phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh Nguyễn Văn Trân (SN 1958, thôn Hợp Sơn, xã Thanh Lộc, Can Lộc) đã có nhiều đóng góp cho công tác xây dựng nông thôn mới, tích cực gương mẫu trong các phong trào.

Ông Trân tình nguyện lên đường nhập ngũ vào năm 1979, thuộc Lữ đoàn 214, tham gia chiến đấu ở biên giới phía Bắc. Từ năm 1982 - 1987, ông Trân thuộc biên chế Sư đoàn 9, Quân đoàn 4, chiến đấu tại nước bạn Campuchia. Đến năm 1990, ông Trân trở về địa phương, là bệnh binh 2/3.

Trải qua chiến tranh, ông Trân luôn cảm thấy may mắn hơn các đồng đội đã nằm lại chiến trường. Vì thế, ông đã tích cực tham gia công tác xã hội, luôn tiên phong tham gia các phong trào, góp sức xây dựng quê hương.

Tô đậm vẻ đẹp người lính Cụ Hồ

Nhiều năm liền giữ vai trò công an viên, ông Trân luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Từ năm 1990 đến nay, ông Trân giữ nhiều vị trí tại địa phương như công an viên, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn Hợp Sơn. Đến năm 2022, ông Trân được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Chi bộ thôn.

Dù trong vai trò nào, ông Trân luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua do cấp ủy, chính quyền phát động. Ông Trân là hạt nhân tích cực trong việc tuyên truyền vận động các hộ dân thực hiện các tiêu chí xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn chỉnh trang vườn hộ, phát triển kinh tế gia đình… Năm 2021, thôn Hợp Sơn đạt khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.

Tô đậm vẻ đẹp người lính Cụ Hồ

Ở vai trò là Bí thư Chi bộ, ông Trân là một cán bộ mẫn cán, tích cực.

Ông Trân chia sẻ: “Là một đảng viên, cựu chiến binh, với tôi, việc được cống hiến sức mình cho xã hội là điều vinh dự, tự hào. Vì thế, khi còn sức khỏe, còn được người dân tín nhiệm, Đảng giao phó, tôi nguyện cống hiến hết sức mình cho sự phát triển của quê hương, đồng thời làm gương cho con cháu”.

Giữa thời bình, những thương binh, bệnh binh ở Hà Tĩnh luôn làm theo lời dạy của Bác Hồ, trở thành gương sáng cho tinh thần vượt khó, đi đầu trong công cuộc làm giàu, xây dựng quê hương. Ở họ, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ luôn được giữ vững, phát huy và nêu cao ý thức, trách nhiệm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ cháu con.

Chủ đề NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.