Vu Lan trọn vẹn nghĩa tình

(Baohatinh.vn) - Vào mùa lễ Vu Lan, các tăng ni, phật tử và người dân Hà Tĩnh tới chùa để đón mừng ngày lễ trọng đại, thiêng liêng của đạo Phật. Cùng với sự tổ chức chu đáo, tại các chùa, mỗi sự góp sức của người dân, phật tử sẽ làm nên một mùa Vu Lan trọn vẹn nghĩa tình.

Vu Lan trọn vẹn nghĩa tình

Các hạng mục phục vụ lễ Vu Lan tại chùa Phổ Độ đã hoàn tất.

Trước ngày chính lễ Vu Lan (12 tháng Bảy âm lịch), tại chùa Phổ Độ (xã Hộ Độ, Lộc Hà), rất đông phật tử đã tham gia vào các công việc như: trang trí lễ đài, dựng sân khấu, tổ chức lễ cầu siêu… Dù khối lượng công việc lớn nhưng ai cũng hoan hỉ vì được góp phần đem đến một mùa lễ Vu Lan đầy ý nghĩa.

Đại đức Thích Hạnh Minh - Trụ trì chùa Phổ Độ cho biết: “Bắt nguồn từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ trong đạo Phật, đại lễ Vu Lan báo hiếu đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Đây là dịp nhắc nhở mọi người về công ơn sinh thành, dưỡng dục của tổ tiên, ông bà, cha mẹ và tri ân những người có công với đất nước, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” - nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam”.

Vu Lan trọn vẹn nghĩa tình

Chùa Phổ Độ đã sẵn sàng để tổ chức lễ Vu Lan năm 2023.

Được biết, ngay từ đầu tháng Bảy âm lịch, chùa Phổ Độ đã lên kế hoạch và có nhiều hoạt động hướng tới lễ Vu Lan. Theo đó, từ ngày 1 đến ngày 11 tháng Bảy, vào lúc 10h và 16h, nhà chùa đều tổ chức lễ cầu siêu cho gia tiên, chư vị hương linh các gia đình phật tử.

Ngày 11 tháng Bảy, nhà chùa tổ chức ngày lễ Vu Lan, tri ân đấng sinh thành và nhiều hoạt động khác. Sau đó, nhà chùa sẽ tổ chức các hoạt động từ thiện, giúp đỡ các gia đình khó khăn tại xã Hộ Độ.

Vu Lan trọn vẹn nghĩa tình

Chị Lan (ngoài cùng bên phải) đến chùa Phổ Độ để đọc kinh, làm lễ cầu siêu cho người thân và giúp đỡ nhà chùa sửa soạn công việc chuẩn bị đại lễ.

Chị Lê Thị Lan (xã Thạch Long, Thạch Hà) cho biết: “Mỗi năm, vào dịp Vu Lan, tôi đều đến chùa Phổ Độ để đọc kinh, làm lễ cầu siêu cho người thân và giúp đỡ nhà chùa làm các công việc chuẩn bị cho đại lễ. Đây cũng là cách giúp tôi bày tỏ lòng tri ân, báo hiếu đến cha mẹ, cầu mong các bậc sinh thành sức khỏe và gia đình, con cháu bình an”.

Không chỉ tại chùa Phổ Độ mà khắp các ngôi chùa tại Hà Tĩnh đã và đang tổ chức nhiều hoạt động của lễ Vu Lan báo hiếu. Đây là cốt lõi của văn hóa Việt với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” được Nhân dân ta gìn giữ, phát huy.

Tại chùa Giai Lam (xã Tân Lâm Hương, Thạch Hà), khoảng 1 tuần trước ngày lễ chính (ngày 12 tháng Bảy âm lịch), không khí sửa soạn cho lễ Vu Lan đã nhộn nhịp, tấp nập với nhiều hoạt động khác nhau. Các phật tử đã về chùa để cùng nhau trang trí, dọn dẹp, hoàn thành nhiều hạng mục hướng tới ngày lễ chính. Nhiều người cùng nhau đến chùa để thắp hương, khấn nguyện, cầu siêu cho người đã khuất, cầu phúc cho gia đình, người thân.

Đại đức Thích Tâm Lực - Ban Trị sự chùa Giai Lam cho biết: “Dân gian thường gọi tháng Bảy âm lịch là tháng “cô hồn”, tuy nhiên, chúng ta cần suy xét để thấy tư duy sâu sắc của dân tộc và Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ đã mang đến nét đẹp nhân văn trong tháng Bảy - mùa Vu Lan. Đây là dịp để hướng về cội nguồn, nhắc nhở con cháu về đạo hiếu và hiếu hạnh với ông bà, tổ tiên. Với những người có cha mẹ bên cạnh, lễ Vu Lan là dịp để họ hiểu hơn về đạo hiếu, từ đó chăm sóc, tạo dựng một gia đình đầm ấm. Còn với những người không còn được chở che trong tình thương của cha mẹ, hãy nỗ lực tu hành, tạo thật nhiều công đức, phước thiện”.

Vu Lan trọn vẹn nghĩa tình

Những công đoạn cuối cùng chuẩn bị cho lễ Vu Lan tại chùa Giai Lam đã hoàn tất.

Theo lịch trình, vào ngày lễ chính của lễ Vu Lan, những hoạt động như cài hoa hồng, phút báo ân, phút sám hối… tại chùa Giai Lam sẽ giúp phật tử có những phút giây trải lòng, tìm về cảm giác bình yên bên cha mẹ, đề cao bổn phận của người phật tử với đấng sinh thành. Lễ Vu Lan sẽ được tổ chức trang nghiêm, thanh tịnh, không đốt vàng mã.

Dịp này, các chùa tại Hà Tĩnh đều đồng loạt tổ chức lễ cầu siêu cho các hương linh, cửu huyền thất tổ của các gia đình và anh linh các anh hùng liệt sĩ…

Vu Lan trọn vẹn nghĩa tình

Các phật tử trang trí lễ Vu Lan tại chùa Tượng Sơn.

Chị Nguyễn Thị Thương (thị trấn Phố Châu, Hương Sơn) chia sẻ: “Mỗi dịp rằm tháng Bảy, tôi đều dành thời gian đến chùa Tượng Sơn (xã Sơn Giang) để giúp nhà chùa các công việc chuẩn bị cho lễ Vu Lan. Qua những bài giảng, lời kinh, pháp thoại hay việc thắp lên những ngọn nến tri ân, cài hoa hồng đỏ cho mẹ cha đã giúp tôi và nhiều người cảm thấy lòng thanh thản, nhẹ nhàng”.

Mùa Vu Lan báo hiếu đã về. Đây là nét văn hóa về đạo đức hiếu hạnh của đạo Phật. Cùng với sự tổ chức chu đáo, quy mô tại các chùa, mỗi sự góp sức của người dân, phật tử sẽ làm nên một mùa Vu Lan trọn vẹn nghĩa tình. Đồng thời nhắc nhở mỗi người hằng ngày, hàng giờ luôn tự ý thức về thực hiện bổn phận của mình, là cách giáo dục con người, nhất là thế hệ trẻ về đạo nghĩa hiếu thuận.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.