Nước mắm truyền thống trước nhiều áp lực

Theo nhận định từ Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT), hiện nay, ngành nước mắm truyền thống đang phải đối mặt với nhiều thách thức để phát triển.

nuoc mam truyen thong truoc nhieu ap luc

Nghề làm nước mắm ở Hà Tĩnh

Nước mắm là một loại sản phẩm truyền thống, độc đáo và không thể thiếu trong các bữa ăn của người Việt Nam. Theo số liệu Tổng cục Thống kê, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ hơn 200 triệu lít nước mắm, với tổng giá trị khoảng trên 7.200 tỷ đồng. Ngoài nước mắm truyền thống, hiện nay trên thị trường còn có nhiều sản phẩm làm từ nước mắm hoặc có thành phần từ nước mắm khác.

Hiện nay, thị hiếu của người tiêu dùng, nhất là lớp người trẻ, tầng lớp trung lưu yêu cầu ngày một cao, trong khi đó, nước mắm truyền thống ít thay đổi, đa phần vẫn giữ nguyên như trước đây, nặng mùi và có độ mặn cao. Cùng với đó là áp lực cạnh tranh về giá ngày càng gay gắt từ các sản phẩm tương tự như nước mắm công nghiệp, nước mắm pha chế…

Đa phần các cơ sở chế biến nước mắm truyền thống là DN cỡ nhỏ (vốn dưới 20 tỷ đồng), quy mô sản xuất nhỏ, năng lực quản lý điều hành yếu, thụ động trước diễn biến thị trường, khó liên kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, giá mua nguyên liệu, giá vật tư thiết bị, nhân công, vận chuyển ngày càng có xu hướng tăng dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp.

Trước những khó khăn nêu trên, đại diện Công ty cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang cho rằng, để bảo tồn và phát triển ngành sản xuất nước mắm truyền thống, các DN, cơ sở sản xuất trong ngành cần phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh.

Hiệp hội Nước mắm truyền thống cần tập trung vào công tác truyền thông chung cho các thành viên, kết nối chặt chẽ với đầu mối phân phối; phối hợp với các cơ quan chức năng để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan nhằm bảo đảm sự thuận lợi cho quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa. Đồng thời, các thành viên trong Hội phải có những nguyên tắc chung về phương hướng phát triển, cách ứng xử đối với các nhà phân phối; phải cùng nhau giải bài toán lợi ích, chi phí, nghĩa vụ giữa các thành viên tham gia.

Ông Nguyễn Tử Cương, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) cùng nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, cần có quy chuẩn về nước mắm, trong quy chuẩn cần có định nghĩa về nước mắm, phân loại nước mắm truyền thống và không truyền thống. Cần để người tiêu dùng nhận biết rõ loại nước mắm mình đang dùng bằng cách trong thông tin ghi nhãn cần quy định kích cỡ độ lớn của chữ, những nội dung bắt buộc phải ghi trong nhãn là gì, cách ghi hàm lượng đạm…

Bên cạnh đó, tại mỗi địa phương có thế mạnh về sản xuất nước mắm, chính quyền nên có quy hoạch vùng sản xuất nước mắm, hỗ trợ bảo vệ ngư trường đánh bắt cá cơm. Đồng thời, các DN sản xuất nước mắm truyền thống cần mạnh dạn đầu tư theo chuỗi để giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Theo chinhphu.vn

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.