Phát huy tối đa lơi thế nông nghiệp đô thị trong sản xuất vụ Xuân

Với đặc thù sản xuất nông nghiệp đô thị, thành phố Hà Tĩnh đang phấn đấu đưa vụ Xuân thành vụ sản xuất chính theo hướng hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với thị trường tiêu thụ, trong đó ưu tiên ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.

Sản xuất rau sạch ở Thạch Môn ( TP Hà Tĩnh)
Sản xuất rau sạch ở Thạch Môn ( TP Hà Tĩnh)

Vụ Xuân 2013, thành phố Hà Tĩnh đang phấn đấu đạt 1815 ha diện tích gieo trồng. Trong đó, lúa 1.350 ha, lạc 365 ha và 100 ha rau màu các loại. Theo trưởng phòng kinh tế thành phố Dương Quang Cường, thực hiện nghiêm túc chủ trương của Tỉnh trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác và thu nhập của hộ nông dân/năm. Thành phố chỉ đạo quyết liệt không cơ cấu trà Xuân sớm, bố trí hợp lý trà Xuân trung, mở rộng diện tích trà Xuân muộn theo hướng bố trí các giống ngắn ngày có năng suất chất lượng cao, đảm bảo triển khai sản xuất vụ Hè thu 2013 đúng thời vụ. Áp dụng đồng bộ các giải pháp về kỷ thuật, cơ cấu giống hợp lý, phương thức canh tác phù hợp, đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu, cơ cấu đồng nhất về giống trên cùng một vùng, một cánh đồng tạo điều kiện đầu tư chăm sóc hiệu quả; nâng cao hiệu quả kinh tế góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất năm 2013 và thực hiện thành công Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân tại các xã xây dựng nông thôn mới.

Điều đáng ghi nhận, từ vụ sản xuất đông xuân 2011-2012, bà con nông dân đã nhận thấy việc triển khai vụ chậm nên thu hoạch chậm 15-20 ngày. Cơ cấu quá nhiều loại giống trên cùng một vùng, một cánh đồng, giống không cùng thời gian sinh trưởng gây khó khăn cho công tác chỉ đạo chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh dẫn đến năng suất thấp và giảm sản lượng đáng kể.

Chính tập quán gieo thẳng tại các phường xã còn nhiều cùng với việc chăm sóc không đúng quy trình kỷ thuật đã thiệt hại nặng khi gặp rét đậm rét hại.

Nên các địa phương đã Từ thực tiễn công tác chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân trong thời gian qua công tác tuyên truyền vận đông nhân dân không cơ cấu trà Xuân dài ngày ( IR1820), cơ cấu hợp lý các giống trà Xuân trung và sử dụng các giống ngắn ngày năng suất và chất lượng cao cơ cấu chủ yếu trà Xuân muộn để từng bước chuyển dịch vụ Đông Xuân sang vụ Xuân đảm bảo an toàn cho sản xuất và chủ động cho triển khai sản xuất vụ Hè Thu đạt hiệu quả cao.

Theo kỹ sư Nguyễn Thị Phương - Chuyên viên phòng king tế thành phố, dựa trên quan điểm chỉ đạo của UBND tỉnh, vụ xuân 2013 thành phố khuyến khích, chỉ đạo bà con nhân dân Đối với giống lúa chỉ cơ cấu 2 trà: Xuân trung, Xuân muộn, trong đó Trà Xuân trung: cơ cấu 43% diện tích, Trà Xuân muộn cơ cấu 57% diện tích. Đồng thời đưa một số giống có tiềm năng năng suất , chất lượng vào sản xuất thử. Giống lạc: sử dụng các giống như L14, L 23, V79, TB25. Theo đó, mỗi địa phương cơ cấu 2-3 giống phù hợp cho mỗi trà lúa và bố trí 1-2 giống có thời gian sinh trưởng tương đương trên cùng một cánh đồng để đảm bảo đầu tư chăm sóc đúng quy trình kỷ thuật và đạt năng suất chất lượng cao. Sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng dưới 120 ngày để gieo cấy khắc phục thiệt hại do rét đậm rét hại gây ra. Hạn chế tối đa phương thức gieo thẳng, tập trung gieo mạ và phủ nilon đúng quy trình để chống rét cho mạ. Đồng thời, mở rộng diện tích lúa lai chất lượng cao phù hợp để tăng năng suất, hiệu quả ( TH3-3, Syn 6…), ứng dụng mạnh mẽ cơ giới hoá trong nông nghiệp, chú trọng trong khâu làm đất và thu hoạch, đảm bảo kịp thời vụ gieo cấy và giảm tổn thất sau thu hoạch. Dự kiến Đối với lúa chỉ đạo để các trà lúa trổ tập trung từ 25-30/4 kết thúc trước 5/5. Cây lạc gieo trỉa trong tháng 1 kết thúc trước 10/2/2013. Một số đơn vị có cơ cấu Ngô Xuân ăn bắp tươi gieo trỉ từ 15/1 đến 15/2/2013, với các giống ngô nếp ngắn ngày như VN2, MX4…

Được sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, các hộ nông dân trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Được sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, các hộ nông dân trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Trước tình hình phức tạp của thời tiết, dịch bệnh cũng như sự biến động của giá cả thị trường, nhiều chính sách hỗ trợ phát triển gieo trồng đã được các thành phố thông qua. UBND thành phố hỗ trợ 50% tiền mua giống lúa để chuyển đổi trà Xuân sớm sang trà Xuân muộn, trong đó Ngân sách tỉnh 30%, Ngân sách Thành phố 20%; người dân chi trả 50%, cụ thể: Giống lúa thuần gồm: N98, HT1, VTNA2. Mức hỗ trợ 12.500 đồng/kg; Giống lúa lai gồm: TH3-3, Nhị ưu 838, Syn 6. Mức hỗ trợ khoảng từ 30.000 đến 50.000 đồng/kg (tương đương 50% giá giống lúa lai từ 60.000 đến 100.000 đồng/kg). Hỗ trợ từ ngân sách 80% tiền mua nilon che phủ mạ trà Xuân muộn, trong đó Ngân sách tỉnh 50%, Ngân sách Thành phố 30%; người dân chi trả 20%. Mức hỗ trợ từ ngân sách là 32.000 đồng/kg (tương đương 80% giá mua nilon là 40.000 đồng/kg).

Theo Phó chủ tịch UBND xã Thạch Môn, những ngày này cùng với việc đôn đốc bà con chắm sóc cây trồng vụ đông, địa phương đã chỉ đạo bà con triển khai đắp bờ giữ nước, cày bừa làm đất và huy động người dân ra quân nạo vét toàn bộ hệ thống kênh mương. Dự kiến trồng 223 ha diện tích vụ xuân. Bên cạnh chính sách hỗ trợ sản xuất của tỉnh và thành phố, Thạch Môn cũng ban hành nhiều chính sách hỗ trợ về vốn, giống, đầu tư vào các công trình thủy lợi, đồng thời áp dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Đặc biệt đối với những diện tích trồng lúa cho năng suất thấp, chúng tôi khuyến khích bà con nông dân chuyển đổi sang trồng hoa màu bằng công nghệ sạch.

Với sự vào cuộc chỉ đạo của chính quyền các cấp, sự nỗ lực của bà con nông dân, diện mạo của nhiều vùng đất đã thực sự thay đổi, tạo động lực giúp người nông dân thêm gắn bó với công việc đồng ruộng.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.
Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.
Chống hạn sớm cho cây chè

Chống hạn sớm cho cây chè

Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.
Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chính quyền huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân khoan giếng, lắp đặt thêm hệ thống tưới tự động... để chống hạn cho cây chè.
Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Tháng năm về mang theo hương lúa chín lan xa trên khắp cánh đồng ở Hà Tĩnh. Tiếng máy gặt hòa cùng nhịp lao động hối hả của người dân tạo nên bức tranh quê sinh động.
Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Người dân các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân chín sớm. Năm nay, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng nhờ gieo cấy đúng lịch thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật nên lúa vẫn phát triển tốt.