Phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo, xây dựng quê hương Hà Tĩnh ngày càng giàu mạnh

(Baohatinh.vn) - Người Hà Tĩnh vốn có truyền thống cần cù, sáng tạo. Trong thời kỳ mới, truyền thống này tiếp tục được phát triển, góp phần khơi dậy ý chí tự lực, tự cường với khát vọng xây dựng quê hương Hà Tĩnh ngày càng giàu mạnh.

Phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo, xây dựng quê hương Hà Tĩnh ngày càng giàu mạnh

Nhờ cần cù trong lao động mà con người Hà Tĩnh đã chiến thắng thiên nhiên, xây dựng những mô hình kinh tế hiệu quả.

Sống chung với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, con người nơi đây đã biết thuận theo tự nhiên, biết cải tạo, khắc phục thiên nhiên, cùng nhau cố kết thành cộng đồng để vượt qua nhiều gian nan, thử thách. Những thử thách của thiên nhiên đã hun đúc nên đức tính cần cù, sáng tạo của con người Hà Tĩnh.

Cần cù và sáng tạo trở thành một trong những giá trị văn hóa tinh thần, là lẽ sống, cội nguồn của những triết lý nhân sinh con người Hà Tĩnh. Truyền thống ấy trong lao động biểu hiện rất đa dạng, phong phú và rõ nét. Đó là công cuộc cải tạo, chinh phục tự nhiên; là sự sáng tạo trong chế tác, cải biến công cụ lao động; là việc hình thành các ngành nghề gắn với từng lợi thế của địa phương; là quá trình sản xuất vật chất phục vụ cuộc sống, phát triển xã hội… Và cũng chính từ trong tiến trình ấy, con người Hà Tĩnh tiếp tục sáng tạo những giá trị văn hóa tinh thần to lớn khác, tạo nên bản sắc, đặc trưng, cốt cách riêng của mảnh đất và con người nơi đây.

Từ buổi đầu “đẻ đất, đẻ nước”, con người Hà Tĩnh đã biết cách chọn đá, đẽo đá chế tác công cụ lao động; biết đúc đồng, đúc sắt; biết trồng lúa nước… Để từ đó hình thành nên làng, nên xóm (có các “kẻ” ở đồng bằng, “nguồn” ở miền núi và “vạn” ở miền biển, vùng sông) thời Vua Hùng dựng nước.

Trải hơn một ngàn năm bị cai trị của thời Bắc thuộc; giai đoạn đầy biến cố, thăng trầm của các triều đại phong kiến Việt Nam; gần một trăm năm chống thực dân Pháp xâm lược, bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào, con người Hà Tĩnh với sức sống mãnh liệt và tinh thần dân tộc sâu sắc, đã kiên cường, sáng tạo trong chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc; cần cù, sáng tạo xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn. Điều đó càng được thể hiện sâu sắc kể từ ngày Đảng bộ Hà Tĩnh được thành lập (tháng 3/1930).

Phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo, xây dựng quê hương Hà Tĩnh ngày càng giàu mạnh

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh - ngọn lửa thiêng dẫn đường phong trào cách mạng ở Hà Tĩnh

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, bản chất cách mạng và lao động cần cù sáng tạo của con người Hà Tĩnh đã được phát huy đến mức cao độ, trở thành động lực, sức mạnh để Đảng bộ và Nhân dân đấu tranh giành được chính quyền trong Cách mạng tháng Tám; xây dựng vùng tự do Hà Tĩnh thành hậu phương vững mạnh toàn diện trong 9 năm kháng chiến chống Pháp; là tuyến đầu của hậu phương lớn miền Bắc XHCN đối với tiền tuyến lớn miền Nam, trực tiếp đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành nghĩa vụ quốc tế; cùng cả nước đi lên xây dựng CNXH.

Phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo, xây dựng quê hương Hà Tĩnh ngày càng giàu mạnh

Sự sáng tạo, tình yêu lao động đã giúp con người Hà Tĩnh lập nên những kỳ tích trong sản xuất, biến những vùng đất hoang hoá, bạc màu thành vùng sản xuất nông nghiệp trù phú.

Từ năm 1986, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh Hà Tĩnh (1991), đường lối đổi mới của Đảng tiếp tục mở đường cho truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, thay đổi cách nghĩ, cách làm để Đảng bộ và Nhân dân vừa khắc phục những khó khăn “tồn dư” thời kỳ nhập tỉnh và những năm đầu tách tỉnh; vừa vượt qua khủng hoảng KT-XH; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, từng bước chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà.

Sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, 30 năm tái lập tỉnh (1991-2021), với sự cố gắng, quyết tâm; tinh thần lao động cần cù, sáng tạo không biết mệt mỏi, Hà Tĩnh “đã đạt được những kết quả có tính lịch sử; từ một tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp đã vươn lên đứng trong tốp các tỉnh dẫn đầu khu vực”(1). Quy mô nền kinh tế tăng gấp 95 lần; GRDP bình quân đầu người tăng hơn 100 lần, thu ngân sách nội địa tăng hơn 190 lần; tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2020 giảm còn 3%(2); đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân không ngừng được nâng cao.

Đó là kết quả của ý Đảng, lòng dân; của ý chí, khát vọng, giá trị văn hóa và sức mạnh con người Hà Tĩnh, trong đó có sức mạnh của tinh thần lao động cần cù, thông minh và sáng tạo.

Phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo, xây dựng quê hương Hà Tĩnh ngày càng giàu mạnh

Phát huy truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực.

Bước vào chặng đường mới, với quyết tâm đến năm 2030 xây dựng Hà Tĩnh “trở thành tỉnh khá”(3) của cả nước, hơn bao giờ hết, Hà Tĩnh phải thực hiện bằng được “Triết lý sống giàu sang, biết làm giàu và thích làm giàu trên cơ sở bản sắc nhân văn của con người Hà Tĩnh”(4); biết lấy con người làm trung tâm, khoa học - công nghệ là nền tảng, động lực; khơi dậy khát vọng, ý chí, vươn tới đích cao, vươn lên hiện tại; phát huy tinh thần lao động cần cù, đổi mới sáng tạo… vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

------------------

1, 2, 3 Tỉnh ủy Hà Tĩnh: Kỷ yếu Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, Hà Tĩnh - năm 2021, tr.61, 61, 95.

4 Nguyễn Thanh Bang: Hà Tĩnh hướng tới năm 2010, Nxb Thế giới, H.2003, tr.184.

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.