Thị trường phân bón Hà Tĩnh: “Bắt tay” thương hiệu lớn, kiểm soát chặt đầu vào

(Baohatinh.vn) - Với địa phương sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp như Hà Tĩnh, mỗi năm có hơn 100.000 tấn phân bón được bà con nông dân sử dụng để bón cho các loại cây trồng...

Thị trường phân bón Hà Tĩnh: “Bắt tay” thương hiệu lớn, kiểm soát chặt đầu vào

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, thị trường phân bón ở Hà Tĩnh khá chất lượng, nhờ vào việc đơn vị cung ứng chủ động tìm kiếm đối tác là những thương hiệu lớn, uy tín cao

Nông dân Hà Tĩnh sử dụng hơn 100.000 tấn phân bón mỗi năm

Theo ông Nguyễn Trí Hà, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật tỉnh, Hà Tĩnh hiện có 100.000 ha lúa, 12.000 ha rau, 8.000 ha ngô và khoảng 10.000 ha cây ăn quả; nhu cầu sử dụng khoảng 100.000 tấn phân bón mỗi năm.

Đặc biệt, khi vụ sản xuất lớn nhất trong năm - vụ xuân bắt đầu thì cũng là thời điểm đồng ruộng Hà Tĩnh sử dụng lượng phân bón lớn nhất. Vào lúc này, các địa phương tập trung cao cho nhiều loại đối tượng cây trồng chủ lực, sức đầu tư của người nông dân cũng cao nhất trong năm.

Thị trường phân bón Hà Tĩnh: “Bắt tay” thương hiệu lớn, kiểm soát chặt đầu vào

Người trồng cam Hà Tĩnh luôn trăn trở tìm loại phân bón phù hợp để tăng sản lượng và giá trị cây cam

Trong lúc nhu cầu của bà con nông dân càng lớn thì các doanh nghiệp cũng “chạy đua” giành lấy thị phần cung ứng phân bón. Trên thị trường, có hàng trăm thương hiệu phân bón từ tầm trung đến chất lượng cao như: Tiến Nông, Việt- Nhật, Lâm Thao... Riêng tại Hà Tĩnh cũng có đến trên 500 đơn vị cung ứng phân bón.

Ông Phan Hữu Tùng - thôn Bình Dương, xã Thạch Hội (Thạch Hà) cho biết: “Xu hướng sản xuất lúa hiện nay là cánh đồng lớn, tăng giá trị hàng hóa. Ngoài quy trình chăm sóc thì phân bón đóng vai trò quan trọng hàng đầu vì điều kiện sản xuất ngày càng khắc nghiệt, lúa cần phải được cung cấp dinh dưỡng cân đối mới đạt được hiệu quả cao nhất”.

Tập quán của bà con vẫn tập trung nhiều cho bón thúc, chủ yếu là các loại NPK. Trong khi đó, ở những diện tích cây ăn quả, phân bón gần như là thành phần không thể thiếu trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Chị Nguyễn Thị Lý - chủ vườn cam Đức Liên (huyện Vũ Quang) cho hay: “Nhà tôi có gần 2 ha cam đã bước sang năm thứ 3. Điều chúng tôi đầu tư cao và trăn trở nhất vẫn là tìm loại phân bón tốt cho cây, chống chịu thời tiết khắc nghiệt ở Hà Tĩnh và an toàn vệ sinh thực phẩm”.

Thị trường phân bón Hà Tĩnh: “Bắt tay” thương hiệu lớn, kiểm soát chặt đầu vào

Ông Nguyễn Trí Hà, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV tỉnh: Các sản phẩm phân bón phải hướng đến mục tiêu thân thiện môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và phục vụ mục tiêu xuất khẩu

Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: “Phân bón đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất, giá trị cho cây trồng, song cũng đặt ra cho cơ quan quản lý việc kiểm soát chất lượng đầu vào các loại phân bón”.

Kiểm soát chất lượng đầu vào, tạo thị trường lành mạnh

Thị trường phân bón Hà Tĩnh: “Bắt tay” thương hiệu lớn, kiểm soát chặt đầu vào

Hội Nông dân tỉnh kết nối cung ứng 3.500 tấn phân bón trả chậm cho bà con nông dân ở vụ đông và vụ xuân 2019

Từ vụ đông năm nay, Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Hà Tĩnh đã trở thành đơn vị độc quyền phân phối phân bón NPK Hàn - Việt tại địa bàn Hà Tĩnh, đóng góp thêm một thương hiệu uy tín cho sự lựa chọn của bà con nông dân. Đây là sản phẩm của Công ty TNHH Phân bón Hàn- Việt, sử dụng 100% vốn của Hàn Quốc và được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, hàm lượng công nghệ cao.

Với số lượng khoảng 1.000 tấn NPK Hàn - Việt, công ty sẽ đầu tư 70% vào lúa và 30% còn lại dành cho cây ăn quả và cây công nghiệp. Trong đó, tập trung vào 3 dòng chính: NPK 16-16-8+ 13S; NPK 16-16-8-TE và NPK 16-16-16 TE.

Thị trường phân bón Hà Tĩnh: “Bắt tay” thương hiệu lớn, kiểm soát chặt đầu vào

Ông Đinh Quang Tuấn - Giám đốc Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Hà Tĩnh (bên trái) và ông Kim Kwang Chul - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phân bón Hàn- Việt cam kết hợp tác thành công, đưa đến cho thị trường Hà Tĩnh dòng phân bón chất lượng

Ông Đinh Quang Tuấn - Giám đốc Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Hà Tĩnh cho biết: “Công ty luôn lựa chọn đối tác mới nhằm cung ứng phong phú mặt hàng, cũng như cập nhật những sản phẩm công nghệ mới nhất về cho thị trường. Tới đây, công ty sẽ đảm bảo các quy trình quản lý chất lượng của cơ quan chuyên môn, đồng thời tổ chức tập huấn đến tận bà con nông dân về quy trình kỹ thuật, tác dụng của bón phân cân đối”.

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, thị trường phân bón ở Hà Tĩnh khá chất lượng, nhờ vào việc đơn vị cung ứng chủ động tìm kiếm đối tác là những thương hiệu lớn, uy tín cao. Cùng với đó, Nghị định 108/2017/NĐ- CP về quản lý phân bón trở thành “lệnh bài” tạo điều kiện cho cơ quan chuyên môn thực hiện kiểm soát tốt tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng ngay từ đầu mối cung ứng.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

15 cầu tràn ở Hương Sơn bị ngập cục bộ

15 cầu tràn ở Hương Sơn bị ngập cục bộ

Tính đến trưa 18/9, trên địa bàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có 15 cầu tràn bị ngập nước. Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, các địa phương đã lắp đặt sào chắn, cắm biển cảnh báo.
Người dân các địa bàn phía Nam Hà Tĩnh nhanh tay ứng phó với mưa bão

Người dân các địa bàn phía Nam Hà Tĩnh nhanh tay ứng phó với mưa bão

Huyện Kỳ Anh và TX Kỳ Anh được dự báo là các địa bàn nằm trong vùng ảnh hưởng của áp thấp có thể mạnh lên thành bão tại Hà Tĩnh. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, địa phương đã kêu gọi toàn bộ tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn; người trồng đào, mai cũng gấp rút triển khai bảo vệ cây trồng.
 Dưa lưới VietGAP Thạch Lạc vào vụ thu hoạch

Dưa lưới VietGAP Thạch Lạc vào vụ thu hoạch

Sau 2 tháng gieo trồng, đến nay, hơn 3.000 m2 diện tích sản xuất dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP của HT Farm xã Thạch Lạc (Thạch Hà, Hà Tĩnh) chính thức cho thu hoạch vụ thứ 2.
Trồng nấm bằng công nghệ làm mát

Trồng nấm bằng công nghệ làm mát

Sử dụng hệ thống làm mát, anh Kiều Ngọc Bính ở thôn Yên Nam, xã Xuân Yên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) trồng hàng vạn nấm sò, bước đầu thành công mang lại hiệu quả kinh tế.