Đề xuất quản lý tem truy xuất nguồn gốc 3 nhóm sản phẩm

Triển khai, áp dụng và quản lý tem truy xuất nguồn gốc đối với 3 nhóm sản phẩm: y tế, nông sản thực phẩm và sản phẩm công nghiệp nhẹ.

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa đề xuất xây dựng Đề án tổng thể về triển khai, áp dụng và quản lý tem truy xuất nguồn gốc, đồng thời xây dựng, vận hành và quản lý Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

Theo đó, để bắt kịp xu hướng phát triển và triển khai truy xuất nguồn gốc trên thế giới, cũng như hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất xây dựng Đề án tổng thể về triển khai, áp dụng và quản lý tem truy xuất nguồn gốc đối với 3 nhóm sản phẩm, hàng hoá trong nước gồm nhóm các sản phẩm y tế, nông sản thực phẩm, sản phẩm công nghiệp nhẹ.

de xuat quan ly tem truy xuat nguon goc 3 nhom san pham

Tại Việt Nam, truy xuất nguồn gốc vẫn còn khá mới. (Ảnh minh họa: KT)

Truy xuất nguồn gốc từ lâu đã là vấn đề quan tâm chung của toàn cầu trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng lưu thông không rõ nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm chứa chất cấm, độc hại ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người tiêu dùng….

Tại Việt Nam, truy xuất nguồn gốc vẫn còn khá mới, tuy nhiên, hoạt động này đang được triển khai nhanh chóng. Việc sử dụng tem truy xuất nguồn gốc trên các sản phẩm, hàng hóa ngày càng phổ biến. Nhờ đó, người tiêu dùng và các bên liên quan có thể truy xuất thông tin nhanh chóng, chính xác, qua đó nâng cao niềm tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm có gắn tem truy xuất nguồn gốc.

Tuy nhiên, hoạt động truy xuất nguồn gốc và áp dụng tem truy xuất nguồn gốc hiện mới chỉ tập trung áp dụng ở một số sản phẩm và một số địa phương, thị trường lớn. Hệ thống truy xuất nguồn gốc mang tính khép kín, không có khả năng mở để các bên tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc này có thể tham gia với các hệ thống truy xuất nguồn gốc khác.

Việc sử dụng tem truy xuất nguồn gốc chưa được thực hiện thống nhất, bài bản và có hệ thống. Tem truy xuất nguồn gốc áp dụng trên các sản phẩm chưa được chuẩn hóa về nội dung và hình thức, người tiêu dùng không thể phân biệt giữa tem truy xuất nguồn gốc với các loại dấu hiệu nhãn khác. Doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn trong việc tự nghiên cứu, xây dựng triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm ngành hàng cụ thể.

Thông qua đề án, sẽ xác định những nhiệm vụ cần triển khai, phương án và phân công trách nhiệm Bộ, ngành các bên liên quan trong quá trình quản lý và thực thi hoạt động Tem truy xuất nguồn gốc một cách bài bản, hiệu quả.

Bên cạnh đó, xây dựng, vận hành và quản lý Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia; triển khai thí điểm việc áp dụng tem truy xuất nguồn gốc đối với 1 - 3 nhóm sản phẩm tại các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước theo yêu cầu đề xuất của địa phương./.

Theo Vân Anh/VOV.VN

Đọc thêm

15 cầu tràn ở Hương Sơn bị ngập cục bộ

15 cầu tràn ở Hương Sơn bị ngập cục bộ

Tính đến trưa 18/9, trên địa bàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có 15 cầu tràn bị ngập nước. Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, các địa phương đã lắp đặt sào chắn, cắm biển cảnh báo.
Người dân các địa bàn phía Nam Hà Tĩnh nhanh tay ứng phó với mưa bão

Người dân các địa bàn phía Nam Hà Tĩnh nhanh tay ứng phó với mưa bão

Huyện Kỳ Anh và TX Kỳ Anh được dự báo là các địa bàn nằm trong vùng ảnh hưởng của áp thấp có thể mạnh lên thành bão tại Hà Tĩnh. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, địa phương đã kêu gọi toàn bộ tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn; người trồng đào, mai cũng gấp rút triển khai bảo vệ cây trồng.
 Dưa lưới VietGAP Thạch Lạc vào vụ thu hoạch

Dưa lưới VietGAP Thạch Lạc vào vụ thu hoạch

Sau 2 tháng gieo trồng, đến nay, hơn 3.000 m2 diện tích sản xuất dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP của HT Farm xã Thạch Lạc (Thạch Hà, Hà Tĩnh) chính thức cho thu hoạch vụ thứ 2.
Trồng nấm bằng công nghệ làm mát

Trồng nấm bằng công nghệ làm mát

Sử dụng hệ thống làm mát, anh Kiều Ngọc Bính ở thôn Yên Nam, xã Xuân Yên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) trồng hàng vạn nấm sò, bước đầu thành công mang lại hiệu quả kinh tế.