Tập trung kiểm soát, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng vụ xuân ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp Hà Tĩnh, thời tiết trong những ngày tới thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại trên cây trồng; các địa phương cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phòng trừ.

Tập trung kiểm soát, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng vụ xuân ở Hà Tĩnh

Hiện nay, lúa nhóm giống X, P6 đang ở giai đoạn bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh; nhóm giống ngắn giai đoạn mũi chông - 3 lá, sinh trưởng, phát triển bình thường.

Hiện nay, lúa nhóm giống X, P6 giai đoạn bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh; nhóm giống ngắn giai đoạn mũi chông - 3 lá, sinh trưởng, phát triển bình thường.

Bệnh đạo ôn xuất hiện rải rác trên giống P6 (trên mạ dư thừa ở gốc ruộng) tại xã Lâm Trung Thủy (Đức Thọ); rệp xanh tỷ lệ 5-7% , nơi cao 10-20%, cục bộ 30-50%; ốc bươu vàng mật độ trung bình 3-6 con/m2, nơi cao 7-10 con/m2…phân bố ở TX Kỳ Anh, Đức Thọ, Thạch Hà; ruồi đục nõn, chuột phát sinh gây hại rải rác trên toàn tỉnh.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, thời tiết những ngày tới duy trì hình thái sáng sớm có sương mù, trời nắng nhẹ, có mưa rải rác, nền nhiệt độ trung bình dao động từ 17-250C.

Đây là hình thái thời tiết thuận lợi cho các loại cây trồng sinh trưởng phát triển nhưng cũng là điều kiện để các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại, đặc biệt bệnh đạo ôn phát sinh gây hại trên các trà lúa từ giai đoạn đẻ nhánh trở đi, ruồi đục nõn, ốc bươu vàng phát sinh gây hại trên chân ruộng sâu trũng.

Tập trung kiểm soát, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng vụ xuân ở Hà Tĩnh

Nông dân phường Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh) ra đồng phun thuốc phòng trừ rệp trên lúa xuân.

Để chủ động bảo vệ an toàn sản xuất, ngành nông nghiệp đề nghị các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp kỹ thuật sau:

Đối với bệnh đạo ôn: Tập trung kiểm tra, rà soát diện tích gieo cấy của từng địa phương, chủ động điều tra phát hiện bệnh sớm để phòng trừ kịp thời khi bệnh chớm xuất hiện; tiêu hủy số diện tích mạ dư thừa bị nhiễm đạo ôn, tuyệt đối không đưa ra ruộng cấy tránh nguy cơ lây lan ra diện rộng.

Các loại thuốc khuyến cáo sử dụng phòng trừ bệnh đạo ôn: Beam 75WP, Kasoto 200SC, Fuji one 40WP, Fu Nhật 40WP, Filia 525 SE, Ninja 35SE…Phun thuốc khi trời tạnh ráo, phun ướt đều bộ lá, sau khi phun thuốc 5-7 ngày, kiểm tra nếu thấy vết bệnh cấp tính xuất hiện thì tiến hành xử lý thuốc lần 2.

Đối với ruồi đục nõn: Theo dõi chặt chẽ diễn biến của ruồi đục nõn, nếu tỷ lệ nhiễm trên 10% tiến hành xử lý thuốc hóa học, các loại thuốc thương phẩm hiện có trên địa bàn.

Tập trung kiểm soát, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng vụ xuân ở Hà Tĩnh

Ốc bươu vàng phát sinh gây hại trên chân ruộng sâu trũng. Ảnh Thu Trang

Đối với ốc bươu vàng: Phát động chiến dịch tiêu diệt ốc bươu vàng trên địa bàn, bắt và thu gom ổ trứng đem tiêu hủy; sử dụng dây lá khoai lang, khoai sọ, đu đủ, xơ mít làm thành bó thả xuống nước dọc theo bờ để dẫn dụ ốc đến rồi bắt; làm rãnh sâu 20 cm để thoát nước xung quanh và trong ruộng, rút dần nước nhằm tập trung ốc vào rãnh để bắt.

Tập trung kiểm soát, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng vụ xuân ở Hà Tĩnh

Các địa phương cần phát động chiến dịch tiêu diệt ốc bươu vàng trên địa bàn, bắt ốc và thu gom ổ trứng đem tiêu hủy. Ảnh Thu Trang

Biện pháp hóa học: Nếu mật độ ốc trên 1,5 con/m2 hoặc 0,25 ổ trứng/m2 (5% dãnh bị hại) tiến hành xử lý thuốc hóa học, các loại thuốc thương phẩm hiện có trên địa bàn tỉnh.

Để chủ động bảo vệ an toàn sản xuất, ngành nông nghiệp đề nghị các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp kỹ thuật, tăng cường cử cán bộ thường xuyên kiểm tra đồng ruộng nắm chắc tình hình sâu bệnh hại cây trồng, đặc biệt là bệnh đạo ôn lá trên lúa để hướng dẫn cho người dân tổ chức phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast