Cẩm Xuyên “xắn tay” tỉa lúa gieo dày, sớm khống chế dịch bệnh gia súc

(Baohatinh.vn) - Lúa vụ xuân 2021 gieo với mật độ quá dày, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) giao các địa phương kịp thời hướng dẫn người dân triển khai tỉa bỏ để đảm bào năng suất, chất lượng...

Sáng 20/2, UBND huyện Cẩm Xuyên tổ chức hội nghị bổ cứu sản xuất lúa vụ xuân năm 2021, phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và triển khai công tác phòng dịch Covid-19 sau tết Nguyên đán Tân Sửu.

Cẩm Xuyên “xắn tay” tỉa lúa gieo dày, sớm khống chế dịch bệnh gia súc

Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Hà Văn Bình chủ trì hội nghị

Cẩm Xuyên đã hoàn thành gieo cấy 9.540 ha (đạt 100% kế hoạch). Các địa phương tuân thủ đúng khung lịch thời vụ sản xuất: bắt đầu xuống giống từ ngày 17/1/2021, gieo cấy tập trung từ ngày 20 - 26/1/2021 và kết thúc trước ngày 30/1/2021.

Hiện, cây lúa đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh rộ, sinh trưởng phát triển tốt. Tuy nhiên, mật độ cây lúa trên đồng ruộng quá dày, trung bình từ 350 - 400 cây/m2, nơi cao 600 - 800 cây/m2. Về sâu bệnh hại, hiện nay, đạo ôn đã bắt đầu xuất hiện trên giống lúa Thiên ưu 8, nếp, DT80 tại các xã: Cẩm Quan, Nam Phúc Thăng, Cẩm Hưng, Cẩm Bình.

Cẩm Xuyên “xắn tay” tỉa lúa gieo dày, sớm khống chế dịch bệnh gia súc

Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Lê Ngọc Hà: Gieo dày nên bình quân mỗi năm toàn huyện tiêu tốn thêm từ 45 – 50 tấn giống, tương đương 1,5 tỷ đồng. Lúa gieo càng dày thì càng tốn chi phí: chăm sóc, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... và sâu bệnh cũng dễ gây hại hơn.

Ngoài gieo cấy lúa, vụ xuân năm 2021, Cẩm Xuyên triển khai nhiều diện tích cây trồng cạn, bao gồm: 750 ha cây lạc (đạt 79,4% kế hoạch), 1.000 ha rau các loại (đạt 71,5% kế hoạch), 189 ha khoai lang (đạt 60% kế hoạch). Nhìn chung, tiến độ sản xuất các cây trồng cạn còn đang chậm trong khi lịch thời vụ cơ bản đã kết thúc.

Cẩm Xuyên “xắn tay” tỉa lúa gieo dày, sớm khống chế dịch bệnh gia súc

Chủ tịch UBND xã Cẩm Mỹ - Hà Huy Hùng: Diễn biến dịch viêm da nổi cục trên địa bàn xã Cẩm Mỹ hiện đang rất phức tạp. Có những con chết nhưng không có biểu hiện nào của viêm da nổi cục. Địa phương đang nỗ lực kiểm soát dịch bệnh nhưng biện pháp cuối cùng là phải chờ vắc xin.

Về tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm, trên địa bàn huyện hiện đang xuất hiện các dịch bệnh: viêm da nổi cục trên trâu bò, dịch tả lợn châu Phi và dịch cúm gia cầm H5N6. Dịch bệnh đều diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò xuất hiện lần đầu tiên tại xã Cẩm Mỹ từ ngày 5/1/2021 và đến nay đã lây lan đến 10 xã (Cẩm Mỹ, Cẩm Xuyên, Cẩm Thịnh, Cẩm Hưng, Cẩm Quan, Cẩm Duệ, Nam Phúc Thăng, thị trấn Cẩm Xuyên, Cẩm Vịnh, Cẩm Lộc) với 148 con trâu/bò mắc bệnh (trong đó có 8 con bò bị chết buộc tiêu hủy với trọng lượng 1.443 kg);

Về dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên địa bàn từ ngày 5/11/2020. Tính từ 1/1/2021 đến nay, toàn huyện đã tiêu hủy 53 con lợn buộc tiêu hủy với trọng lượng 4.610 kg. Hiện, Cẩm Xuyên vẫn còn 3 xã có dịch chưa qua 21 ngày;

Về dịch cúm gia cầm H5N6, Cẩm Xuyên ghi nhận có dịch từ ngày 4/2 tại hộ ông Hồ Khắc Thước (thôn Nhân Hòa, xã Yên Hòa). Địa phương phối hợp với gia đình đã tiêu hủy 375 con gà có triệu chứng để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm.

Cẩm Xuyên “xắn tay” tỉa lúa gieo dày, sớm khống chế dịch bệnh gia súc

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cẩm Xuyên Lê Văn Danh: Để phòng chống các dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, cán bộ xã cần nắm bắt sớm để khoanh vùng và cách ly nhằm đỡ lây lan...

Tại hội nghị, đại biểu đã tập trung phân tích nguyên nhân và bàn giải pháp bổ cứu sản xuất lúa vụ xuân năm 2021. Một số đại biểu cũng tập trung làm rõ những khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm...

Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Hà Văn Bình giao các địa phương kịp thời triển khai giải pháp tỉa bỏ để giảm thiểu mật độ lúa vụ xuân quá dày.

Nhấn mạnh dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm đang diễn biến phức tạp, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên yêu cầu các địa phương tập trung khoanh vùng dập dịch, nhất là không để xảy ra tình trạng giết mổ trâu bò tự do trên địa bàn.

Cẩm Xuyên “xắn tay” tỉa lúa gieo dày, sớm khống chế dịch bệnh gia súc

Triển khai các giải pháp phòng chống dịch Covid - 19 sau tết, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên giao Trung tâm Y tế dự phòng huyện và các địa phương tập trung rà soát và lập danh sách để lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm cho tất cả những người đến hoặc trở về từ huyện Cẩm Giàng (Hải Dương); đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân thực hiện 5K và tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm trong việc chấp hành quy định phòng, chống dịch bệnh Covid - 19 tại các đền, chùa, di tích lịch sử văn hóa, cơ sở tôn giáo.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.