Mỹ ghi nhận số ca nhiễm mới Covid-19 ở mức kỷ lục khi ngày bầu cử cận kề

(Baohatinh.vn) - Mỹ đã ghi nhận ca nhiễm Covid-19 thứ 9 triệu vào ngày 30/10, chiếm 3% tổng dân số nước này, với gần 229.000 người tử vong, khi chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày bầu cử (3/10)

Mỹ ghi nhận số ca nhiễm mới Covid-19 ở mức kỷ lục khi ngày bầu cử cận kề

Tổng thống Trump tại cuộc vận động tranh cử ở Bắc Carolina ngày 24/10. (Ảnh: NYTimes)

Theo thống kê của hãng tin Reuters, trong ngày 29/10, vùng dịch lớn nhất thế giới đã ghi nhận 91.248 trường hợp dương tính nCoV chỉ trong 24 giờ, mức cao nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại nước này hồi tháng 1, trong đó, 12 tiểu bang báo cáo số ca mắc mới hàng ngày ở mức kỷ lục.

Trong số các bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19 có những bang chiến trường, chứng kiến cuộc ganh đua căng thẳng nhất của hai ứng viên Tổng thống là ông chủ Nhà Trắng Donald Trump và cựu Phó Tổng thống Joe Biden, như bang Michigan, Bắc Carolina, Ohio, Pennsylvania và Wisconsin.

Các số liệu mới nhất cho thấy sự gia tăng nhanh của các ca nhiễm mới Covid-19 đang đẩy các bệnh viện ở Mỹ đến bờ vực quá tải. Các cơ sở y tế ở 6 bang tại Mỹ cho biết đang điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc nCoV nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu tại đất nước này. Số bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Mỹ nhập viện đã tăng hơn 50% trong tháng 10, lên 46.000 ca, cao nhất kể từ giữa tháng 8.

Lần thứ 3 trong tháng này, hôm 29/10, Mỹ ghi nhận hơn 1.000 người tử vong vì nCoV trong một ngày. Tốc độ ghi nhận các ca tử vong mới trong ngày dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng.

Dù số ca nhiễm vẫn đang tăng, ông Trump bày tỏ quan điểm coi nhẹ dịch bệnh trong nhiều tháng liền, thậm chí vẫn nói với người ủng hộ trong những tuần gần đây rằng nước Mỹ đang “xoay chuyển tình thế”.

Đương kim Tổng thống Mỹ duy trì giọng điệu lạc quan của mình trong một bài đăng trên mạng xã hội Twitter hôm 30/10, trong đó nói rằng nước Mỹ đang làm tốt hơn nhiều so với châu Âu khi đối đầu với đại dịch.

Trong khi đó, cựu Phó Tổng thống Joe Biden và các thành viên đảng Dân chủ đã chỉ trích Tổng thống Trump về cách xử lý cuộc khủng hoảng sức khỏe. Ông Biden cảnh báo về một “mùa đông đen tối” và hứa sẽ đẩy mạnh các nỗ lực kiềm chế dịch bệnh nếu đắc cử.

Sau khi phải nhập viện vì nhiễm Covid-19 vào đầu tháng 10, ông Trump rốt ráo trở lại đường đua tranh cử sau khi được chữa khỏi bằng các cuộc vận động tranh cử lớn thu hút sự tham gia của hàng nghìn người ủng hộ, trong đó nhiều người không đeo khẩu trang. Chiến dịch tranh cử của Trump tuyên bố rằng các cuộc mít tinh vận động tranh cử được diễn ra an toàn, người tham gia được khuyến khích đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội nhưng không bắt buộc.

Trong một diễn biến khác, theo dữ liệu của Dự án Bầu cử Mỹ ở đại học Florida hôm 30/10, hơn 85 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu sớm khi còn 4 ngày nữa cuộc bầu cử tổng thống diễn ra.

Lượng cử tri bỏ phiếu sớm đang tạo ra những kỷ lục trên khắp nước Mỹ, tương đương 60% tổng số cử tri của năm 2016. Đây là ngày cuối cùng cho phép bỏ phiếu sớm ở nhiều bang, bao gồm Georgia và Arizona.

(Theo Reuters)

Đọc thêm

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Luật sư Steve Sadow của ông Trump ca ngợi quyết định hủy bỏ 2 cáo buộc lần này của Thẩm phán hạt Fulton của bang Georgia Scott McAfee là một chiến thắng.
Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier cho biết, trong tuần tới, nước này sẽ có chính phủ mới. Hiện ông đang khảo sát các ứng cử viên để điều hành các bộ và cần nhận được sự ủng hộ của Quốc hội treo tại nước này.
Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

(NLĐO) - Một số quan chức, nhà tài trợ và cố vấn Đảng Cộng hòa cho biết ông Donald Trump đã làm hỏng cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris dù ông Trump tự khen ngợi màn thể hiện của chính mình.
Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật đạt mức cao nhất kể từ đầu năm so với đồng USD, giữa lúc ứng cử viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump bắt đầu cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia (NCC) ở Philadelphia, Pennsylvania. Giới quan sát nhận định trong “màn so găng đầu tiên” này, ứng cử viên nào chiếm thế áp đảo sẽ có thể tạo đà tâm lý thuận lợi cũng như giành ưu thế đáng kể trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.